Quyết định thành lập
Ngày 30/12/2014, Bộ Nông nghiệp và PTNT ra Quyết định số 5689/QĐ-BNN-TCCB thành lập Viện Kiến trúc cảnh quan và Nội thất trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại Bộ môn Lâm nghiệp đô thị thuộc Khoa Lâm học, Bộ môn Công nghệ đồ mộc và Thiết kế nội thất thuộc Khoa Chế biến Lâm sản. Ngày 01/4/2019, Viện Kiến trúc cảnh quan và Nội thất được đổi tên thành Viện Kiến trúc cảnh quan và Cây xanh đô thị; Bộ môn Nội thất được điều chuyển về Viện Công nghiệp gỗ theo Quyết định số 606 và 608/QĐ-ĐHLN-TCCB ngày 27/3/2019 của Hiệu trưởng Trường ĐHLN.
Viện Kiến trúc cảnh quan và Cây xanh đô thị là đơn vị sự nghiệp, trực thuộc Trường ĐHLN, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Viện có chức năng đào tạo nguồn nhân lực ở các bậc đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và loại hình đào tạo khác; nghiên cứu khoa học; tư vấn, dịch vụ và sản xuất.
Chức năng
Viện có chức năng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, tư vấn trong lĩnh vực Kiến trúc cảnh quan, Lâm nghiệp đô thị,…thuộc nhiệm vụ của Trường Đại học Lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
Tên tổ chức
Tên viết đầy đủ bằng tiếng Việt: Viện Kiến trúc cảnh quan và Cây xanh đô thị;
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: College of Landscape Architecture Urban Greening. tên viết tắy là: CLAUG.
Trụ sở chính của Viện đặt tại khuôn viên của Trường Đại học Lâm nghiệp, thị trấn Xuân Mai, huyện chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm, hàng năm, các chương trình, đề án, dự án về khoa học công nghệ trong lĩnh vực Kiến trúc cảnh quan, Lâm nghiệp đô thị,…thuộc nhiệm vụ của Viện và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thực hiện nhiệm vụ đào tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ; bồi dưỡng nguồn nhân lực về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực Kiến trúc cảnh quan, Lâm nghiệp đô thị,…theo kế hoạch của Nhà trường và theo quy định của pháp luật.
3. Nghiên cứu khoa học và nghiên cứu ứng dụng về các lĩnh vực:
a. Kiến trúc cảnh quan: Quy hoạch, thiết kế, xây dựng, tôn tạo, duy tu, bảo tồn, nâng cấp công trình kiến trúc, cảnh quan đô thị và nông thôn, hệ thống không gian xanh đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch, di tích; khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên cảnh quan thiên nhiên và nhân văn.
b. Lâm nghiệp đô thị: Chọn và nhân giống cây đô thị; Kỹ thuật trồng và duy trì cây đô thị, quy hoạch loài cây trồng đô thị, thiết kế cảnh quan cây xanh và ứng dụng cây xanh trong cảnh quan; bảo tồn đa dạng thực vật đô thị; bảo tồn, phục tráng cây đổ, di tích.
c. Mỹ thuật: Ứng dụng nguyên lý và các xu hướng mỹ thuật trong quy hoạch, thiết kế kiến trúc cảnh quan, cây xanh đô thị.
4. Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế, kỹ thuật về lĩnh vực đô thị, kiến trúc cảnh quan, lâm nghiệp đô thị, du lịch theo quy định của pháp luật.
5. Tư vấn và chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào sản xuất thuộc các lĩnh vực: tư vấn quy hoạch, thiết kế, lập dự án, điều tra, khảo sát, giám sát, thi công các công trình trong lĩnh vực đô thị, dân dụng, công nghiệp, kiến trúc cảnh quan, Lâm nghiệp đô thị, du lịch.
6. Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị theo đúng quy định của pháp luật.
7. Hợp tác quốc tế về lĩnh vữa Kiến trúc cảnh quan và Lâm nghiệp đô thị,…thuộc nhiệm vụ của Trường Đại học Lâm nghiệp và theo quy định của pháp luật.
8. Quản lý cơ sở vậy chất, tài chính, tài sản, phương tiện và các nguồn lực khác của Viện theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp giao.
Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Cơ cấu tổ chức của Viện gồm: Lãnh đạo Viện, các bộ môn, Trung tâm tư vấn Thiết kế và Xây dựng cảnh quan, Phòng Tổng hợp
Tổng số viên chức, lao động hợp đồng: 19 người, trong đó có 02 PGS.TS.GVCC; 02 Tiến sĩ; 14 Thạc sĩ (có 04 cán bộ hiện đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại nước Úc, Liên Bang Nga, Đức, Nhật Bản).
Viện trưởng: PGS.TS.GVCC. Đặng Văn Hà
Phó Viện trưởng: TS. Phạm Hoàng Phi
Các đơn vị thuộc Viện | Trưởng đơn vị |
Bộ môn Mỹ thuật | GV.ThS. Đỗ Văn Dũng (Phụ trách BM) |
Lâm nghiệp đô thị | PGS.TS. GVCC. Nguyễn Thị Yến |
Kiến trúc cảnh quan | PGS.TS. GVCC. Đặng Văn Hà (kiêm nhiệm) |
Trung tâm Tư vấn Thiết kế và Xây dựng cảnh quan | GV.TS. Phạm Hoàng Phi (kiêm nhiệm) |
Phòng Tổng hợp | PGS.TS. GVCC. Nguyễn Thị Yến (kiêm nhiệm) |
Lĩnh vực hoạt động chính
● Đào tạo
– Đào tạo đại học 02 ngành: Lâm nghiệp đô thị (Cây xanh đô thị); Kiến trúc cảnh quan
– Đào tạo ngắn hạn các lớp tập huấn về Kiến trúc cảnh quan, Lâm nghiệp đô thị.
Tổng số sinh viên đang theo học: 108 SV đại học
● Nghiên cứu khoa học, công nghệ, dịch vụ – Các hướng nghiên cứu chính:
– Lâm nghiệp đô thị (Cây xanh đô thị): Chọn và nhân giống cây đô thị; kỹ thuật trồng và duy trì cây đô thị, quy hoạch loài cây trồng đô thị, thiết kế cảnh quan cây xanh và ứng dụng cây xanh trong cảnh quan; bảo tồn đa dạng thực vật đô thị; bảo tồn, phục tráng cây cổ, cây di tích.
– Mỹ thuật: Ứng dụng nguyên lý và các xu hướng mỹ thuật trong quy hoạch, thiết kế kiến trúc cảnh quan, cây xanh đô thị.
– Tham gia xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế, kỹ thuật về lĩnh vực kiến trúc cảnh quan và cây xanh đô thị theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện các dịch vụ tư vấn khảo sát, lập dự án, giám sát, quy hoạch, thiết kế, thi công về các lĩnh vực Kiến trúc cảnh quan, Lâm nghiệp đô thị, Du lịch và Du lịch sinh thái; Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ phù hợp đáp ứng yêu cầu xã hội; Chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào sản xuất.
● Hợp tác đối ngoại: Viện đã liên kết, phối hợp với công ty, đơn vị, tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực đào tạo, chuyển giao công nghệ như Công ty Cổ phần Tập đoàn Ecopark, Công ty Vinhomes (thuộc Tập đoàn VinGroup), Tập Đoàn Tân Hoàng Minh, Công ty Cổ phần Kiến trúc cảnh quan FLA, Công ty Cây xanh Hòa Bình, Công ty TNHH Một thành viên Cây xanh Hà Nội, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, Ban Quản lý Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu Quy hoạch đô thị Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa Nông học Đại học Nông Lâm Huế, Khoa Nông học Học viện Nông nghiệp.
Cơ sở vật chất: Viện được đầu tư nhiều trang thiết bị, không gian sản xuất phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu như: hệ thống máy tính cấu hình cao và 01 khu thực nghiệm phục vụ ngành Lâm nghiệp đô thị.
Truyền thống và những thành tích đạt được
Viện đã đào được trên 750 kỹ sư ngành Lâm nghiệp đô thị và 250 Kỹ sư ngành Kiến trúc cảnh quan; tham gia 01 đề tài cấp nhà nước, triển khai 01 đề tài cấp tỉnh và nhiều dự án, các lớp tập huấn liên quan đế Du lịch sinh thái, Kiến trúc cảnh quan và Lâm nghiệp đô thị. Từ 2015 đến nay, hoàn thành 08 đề tài cấp cơ sở, 12 đề tài NCKH sinh viên, công bố 65 bài báo khoa học trên các tạp chí trong nước và 7 bài quốc tế trong danh mục (ISI. SCI); biên soạn, xuất bản 06 giáo trình và bài giảng.
Định hướng phát triển:
– Đào tạo: Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, chú trọng kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm nhằm phát huy năng lực toàn diện, giúp người học có khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của xã hội; Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu và thực tế; Đầu tư thiết bị hiện đại, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực Kiến trúc cảnh quan và Lâm nghiệp đô thị.
– Nghiên cứu khoa học, tư vấn chuyển giao công nghệ: Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các tổ chức, doanh nghiệp theo các hướng nghiên cứu của Viện.
Địa chỉ liên hệ
Tầng 2, Tòa nhà T3, Trường Đại học Lâm nghiệp – Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội;
Điện thoại: 024.32232063; Email:phongtonghopktcq2015@gmail.com
Website: http://kientruccanhquan.vnuf.edu.vn/