Giới thiệu chung về Hợp tác quốc tế

1. LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN PHÒNG HỢP TÁC QUỐC TẾ Phòng Hợp tác quốc tế được thành lập từ tháng 1/8/2016 theo QĐ số 2169 ngày 26/7/2016 của Hiệu trưởng Trường ĐHLN. Phòng Hợp tác quốc tế đã trải qua một quá trình lịch sử 44 năm xây dựng và phát triển…

1. LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN PHÒNG HỢP TÁC QUỐC TẾ

Phòng Hợp tác quốc tế được thành lập từ tháng 1/8/2016 theo QĐ số 2169 ngày 26/7/2016 của Hiệu trưởng Trường ĐHLN. Phòng Hợp tác quốc tế đã trải qua một quá trình lịch sử 44 năm xây dựng và phát triển với tiền thân là Phòng Khoa học kỹ thuật được thành lập năm 1972 công tác nghiên cứu khao học bắt đàu triển khai rộng rãi thành phong trào toàn Trường.

Năm 1980 Phòng được đổi tên thành Phòng Quản lý khoa học. Đầu những năm 1980 Nhà trường đã mở rộng quy mô đào tạo lưu học sinh Lào  và Căm Pu Chia, mỗi năm tiếp nhận 15-20 lưu học sinh.

Giai đoạn 1980 đến 2008 công tác nghiên cứu khoa học phát triển mạnh mẽ trong toàn Trường. Nhà trường đã chủ trì hơn 80 đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ, hàng trăm đề tài cấp Trường và đặc biệt   nhiều đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên được giải thưởng  “Sinh viên nghiên cứu khoa học” của Bộ Giáo dục và Đào tạo và giải thưởng VIFOTEC.

Hoạt động hợp tác quốc tế tiếp tục được quan tâm và mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo với các trường đại học TU.Dresden, đại học tổng hợp Gottingen (CNLB Đức), mở rộng hợp tác với Học viện Lâm nghiệp Bắc Kinh, Học viện Lâm nghiệp Nam Kinh (Trung Quốc), các trường đại học Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản.v.v

Ngày 8 tháng 7 năm 2008 Phòng Quản lý khoa học đã được đổi tên thành phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế. Phòng có chức năng nhiệm vụ: Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng các công tác quản lý nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế; quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu khoa học; phiên dịch và biên dịch và thường trực hội đồng chức danh giáo sư cơ sở.

Đến ngày 1 tháng 8 năm 2016 Phòng hợp tác quốc tế được thành lập tiền thân là Phòng KHCN & HTQT với chức năng tham mưu giúp việc cho Hiệu trưởng trong công tác đề xuất các chủ trương, xây dựng phương án tổ chức thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch về hoạt động hợp tác quốc tế và đối ngoại của Nhà trường.

LÃNH ĐẠO PHÒNG QUA CÁC THỜI KỲ

Thời gian

Trưởng phòng

Phó Trưởng phòng

1972-1974

PGS.TS. Trần Công Hoan

 

1980-1985

GS.TS. Ngô Quang Đê

 

1985-1989

GS.TS.Ngô Quang Đê

PGS.TS. Hoàng Thúc Đệ

1989-1990

PGS.TS. Hoàng Thúc Đệ

 

1990-1994

GS.TS. Phùng Ngọc Lan

PGS.TS. Vũ Nhâm

1994-2004

PGS.TS. Vũ Nhâm

TS. Lê Tấn Quỳnh

2004-2005

PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi

ThS. Đỗ Thị Ngọc Bích

2005-2006

PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi

PGS.TS. Lê Trọng Hùng

ThS. Đỗ Thị Ngọc Bích

2006-2007

PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi

TS. Nguyễn Đình Hải

ThS. Đỗ Thị Ngọc Bích

2007-2008

GS.TS. Phạm Văn Chương

ThS. Đỗ Thị Ngọc Bích

TS. Nguyễn Đình Hải

2008-2011

GS.TS. Phạm Văn Chương

ThS. Đỗ Thị Ngọc Bích

2011- 2013

PGS.TS. Bùi Thế Đồi

ThS. Đỗ Thị Ngọc Bích

2013-2015

PGS.TS. Bùi Thế Đồi

PGS.TS. Lê Xuân Phương

PGS.TS. Hoàng Văn Sâm

2015-2019

PGS.TS. Hoàng Văn Sâm

PGS. TS. Trần Thị Thu Hà

2019 – nay

PGS.TS. Hoàng Văn Sâm

PGS. TS. Lê Xuân Phương

PGS.TS. Trần Thị Thu Hà

 

TRƯỞNG PHÒNG QUA CÁC THỜI KỲ

 

 

 

 

 

 

 

PGS.TS. Trần Công Hoan

1972-1974

 

GS.TS. Ngô Quang Đê

1980-1985

PGS.TS. Hoàng Thúc Đệ

1989-1990

GS.TS. Phùng Ngọc Lan

 

1990-1994

PGS.TS. Vũ Nhâm

1994-2004

PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi

 

2004-2007

GS.TS. Phạm Văn Chương

 

2007-2011

PGS.TS. Bùi Thế Đồi

 

2011-2015

PGS.TS. Hoàng Văn Sâm

 

2015-nay

 

 

PHÓ TRƯỜNG PHÒNG QUA CÁC THỜI KỲ

PGS.TS. Hoàng Thúc Đệ

1985-1989

PGS.TS. Vũ Nhâm

1989-1993

TS. Lê Tấn Quỳnh

1994-2004

ThS. Đỗ Thị Ngọc Bích

2004-2013

PGS.TS. Lê Trọng Hùng

2005-2006

TS. Nguyễn Đình Hải

2006-2008

PGS.TS. Hoàng Văn Sâm

2013-2015

PGS.TS. Lê Xuân Phương

2013-2016
2019-nay

TS. Trần Thị Thu Hà

2016 – nay

 

CÁN BỘ LÀM VIỆC TẠI PHÒNG QUA CÁC THỜI KỲ

 

Stt

Thời gian

Họ và tên

Ghi chú

1

2005-2006

PGS.TS. Lê Trọng Hùng

 

Hiện là Vụ Trưởng vụ KHCN & MT, Bộ Giáo dục và Đào tạo

2

2004-2007

PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi

 

Hiện là Phó tổng cục trưởng tổng cục Lâm nghiệp

3

2007-2011

GS.TS. Phạm Văn Chương

 

Hiện là Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lâm nghiệp

4

2011-2015

PGS.TS. Bùi Thế Đồi

 

Hiện là Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lâm nghiệp

5

1972-1974

PGS.TS. Trần Công Hoan

 

Đã nghỉ hưu

6

1990-1994

GS.TS. Phùng Ngọc Lan

 

Đã nghỉ hưu

7

1980-1985

GS.TS. Ngô Quang Đê

 

Đã nghỉ hưu

8

1985-1989

PGS.TS. Hoàng Thúc Đệ

 

Đã nghỉ hưu

9

1989-1993

PGS.TS. Vũ Nhâm

 

Đã nghỉ hưu

10

1980-1996

TS. Đỗ Đức Bảo

Đã nghỉ hưu

11

1994-2004

TS. Lê Tấn Q uỳnh

 

Đã nghỉ hưu

12

2004-2013

ThS. Đỗ Thị Ngọc Bích

 

Đã nghỉ hưu

13

1990-2004

KS. Nguyễn Văn Phụ

Đã nghỉ hưu

14

1980-1996

TS. Phạm Minh Đức

Đã mất

15

1989-1992

Nguyễn Thị Đủ

Đã nghỉ hưu

16

2006-2008

ThS. Nguyễn Đình Hải

 

Hiện là Phó trưởng khoa Lâm học, ĐH Lâm nghiệp

17

1989-1992

TS. Bùi Thị Huế

Hiện công tác tại Viện quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo

18

1989-1992

ThS. Nguyễn Trung Dũng

Đã nghỉ hưu

19

1994-2004

ThS. Nguyễn Quốc Tuấn

Hiện là cán bộ Phòng Quản trị thiết bị

20

2003-2011

ThS. Nghiêm Phương Thúy

Hiện công tác tại Bộ Nông nghiệp & PTNT

21

2004-2015

TS. Trần Ngọc Thể

Hiện là Phó trưởng phòng HTTH, trợ lý Hiệu trưởng

22

2004-2008

CN. Nguyễn Thị Hương Thảo

Hiện công tác tại tổ chức quốc tế

23

2009-nay

ThS. Mai Thị Thư

Hiện là giảng viên Viện Kiến trúc Cảnh quan & Nội thất

24

2009-2014

ThS. Hoàng Ngọc Ý

Hiện là giảng viên Khoa Lâm học

25

2011 – 2013

TS. Trịnh Hiền Mai

Hiện tại là Phó trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng

26

2013-nay

PGS.TS. Hoàng Văn Sâm

 

Trưởng phòng

27

2013-2016

PGS.TS. Lê Xuân Phương

 

Phó Trưởng phòng

28

2016 – nay

TS. Trần Thị Thu Hà

 

Phó Trưởng phòng

29

2010- nay

ThS. Trần Hải Long

Phòng KHCN

30

2011- nay

KS. Đặng Tuấn Anh

Phòng KHCN

31

2012 – nay

ThS. Hoàng Thị Tuyết

Phòng KHCN

32

2015- nay

ThS. Trần Thị Trang

Phòng KHCN

33

2013 – nay

CN. Nguyễn Hải Yến

 Phòng KHCN

34

2013- nay

CN. Trần Thị Bích Thảo

 Phòng KHCN

35

2011- nay

CN. Tô Thị Thơm

 Phòng HTQT

35

2015- nay

KS. Hoàng Phương Tú

 Phòng HTQT

37

2016- 2018

KS. Phạm Văn Tiến

 Phòng HTQT

38

2015 – nay

KS. Trần Thị Hằng

 Phòng KHCN

39

2016-nay

ThS.Nguyễn Duy Vượng

HSV, Phòng HTQT

40

2018-nay

KS.Hoàng Thị Tươi

Phòng HTQT

41

2018-nay

KS.Nguyễn Vũ GIang

Phòng HTQT

 

2. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ

Hợp tác quốc tế luôn được coi là một trong các chiến lược phát triển quan trọng của trường Đại học Lâm nghiệp. Nhà trường không ngừng thúc đẩy, củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với 93 trường đại học, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu và 17 tổ chức quốc tế ở nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, CHLB Đức, Thụy Điển, Thụy Sỹ, CHLB Nga, Phần Lan, Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, CHDCND Lào, Campuchia, Thái Lan, Philippin, Úc, Canada, Malaysia, Nepal… Nhiều Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác song phương và đa phương trong đào tạo và nghiên cứu đã được ký kết và đang triển khai hiệu quả giữa trường Đại học Lâm nghiệp và các trường đại học danh tiếng đến từ Mỹ, Anh, Trung Quốc, Đức, Pháp, Phần Lan, Lào ..vv.. từ đó đem lại cho các cán bộ, giảng viên và sinh viên Nhà trường nhiều cơ hội để mở rộng kiến thức cũng như kinh nghiệm trong môi trường học tập và nghiên cứu tiên tiến trên thế giới.

Là một trong những trường đại học trọng điểm của Việt Nam, trường Đại học Lâm nghiệp đã và đang nhận được nhiều tài trợ cho các dự án tăng cường năng lực và nghiên cứu khoa học từ các tổ chức quốc tế như: GTZ/GIZ, DAAD, JICA, FAO, UNDP, IUCN, WB, WWF, ITTO, InWent, ICRAF… Qua đó uy tín Nhà trường được nâng cao trong khu vực và trên toàn thế giới trong lĩnh vực lâm nghiệp. Ngoài ra, trường Đại học Lâm nghiệp đã và đang đẩy mạnh công tác tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế, chuyên đề và hội nghị trong các lĩnh vực qua trọng này.

3. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ

Các hoạt động hợp tác quốc tế tập trung vào các lĩnh vực chính sau:

– Xây dựng các dự án nâng cao năng lực ngoại ngữ, đào tạo, cơ sở vật chất và nghiên cứu khoa học;

– Trao đổi cán bộ và sinh viên;

– Tổ chức hội nghị/ hội thảo khoa học ở Việt Nam và nước ngoài;

– Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình liên kết Quốc tế;

– Tìm kiếm các Trường ĐH, Viện nghiên cứu Quốc tế trao tặng các học bổng học tập ở cấp Đại học, Thạc sỹ và Tiến sỹ cho cán bộ và sinh viên của Trường.

Hiện tại Trường Đại học Lâm nghiệp có hơn 100 giảng viên đang được cử đi đào tạo tiến sĩ ở các nước Hoa Kỳ, CHLB Đức, Australia, Pháp, Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand… Phát triển các chương trình trao đổi sinh viên đại học và sau đại học.

Trung bình mỗi năm trường Đại học Lâm nghiệp đón hàng trăm lượt đoàn nước ngoài đến thăm và làm việc; tổ chức nhiều hội thảo quốc tế về các lĩnh vực Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường, Quản lý rừng bền vững, Nghiên cứu gỗ… 

Trường cũng đón nhận nhiều chuyên gia, thực tập sinh và sinh viên Quốc tế từ Châu Âu như: Đức, Pháp, Canada, Hà Lan, Thụy sĩ, Czech.., và Sinh viên từ các nước Đông Nam Á như Indonesia, Cambodia, Laos, Myanamar…

Định hướng của trường Đại học Lâm nghiệp trong hợp tác Quốc tế là tiếp tục duy trì các mối quan hệ đã được thiết lập với các Trường đại học và các tổ chức quốc tế, thiết lập mới các chương trình hợp tác liên kết đào tạo Quốc tế nhằm nâng cao uy tín và hình ảnh của Trường trong tầm nhìn giáo dục Quốc tế thế giới.