Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội

Với qui mô trên 18.000 sinh viên đại học hệ chính quy và trên 80% sinh viên ra trường có việc làm phù hợp ngành nghề đào tạo là những con số khẳng định hướng đi đúng theo chiến lược phát triển của Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

Môi trường học tập thân thiện

Trường Đại học Lâm nghiệp (tên tiếng Anh: Vietnam National University of Forestry) thành lập năm 1964. Với những đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Nhà trường được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Đặc biệt, năm 2009, Nhà trường được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới và năm 2014, Nhà trường được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất.

Tọa lạc tại Thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội, cơ sở chính của Trường Đại học Lâm nghiệp có khuôn viên rộng 200 ha, trên 300 phòng học và phòng thí nghiệm; thư viện trường khang trang, hiện đại với 2.465 m2 xây dựng chứa 12.000 đầu sách cùng kho dữ liệu điện tử liên kết, thường xuyên cập nhật nhiều tài liệu quý.

Với phương châm tất cả vì người học, Trường Đại học Lâm nghiệp đã và đang được đầu tư một cách toàn diện, đem lại môi trường học tập tốt nhất. Nhà trường có khu ký túc xá 30.000 m2 xây dựng với 8.000 chỗ ở; cùng khu liên hiệp thể thao có Nhà thi đấu, bể bơi, sân bóng, hệ thống phòng tập, CLB sinh viên có tổng diện tích 20.000 m2, nhiều trang thiết bị hiện đại, thoả mãn nhu cầu thể thể thao, văn hóa và giải trí hàng ngày của sinh viên.

Trong khuôn viên Nhà trường

Ấn tượng khi đến với Trường Đại học Lâm nghiệp của tân sinh viên không chỉ là khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, mà hơn cả chính là sự thân thiện của thầy cô và sinh viên khóa trên. Mỗi cán bộ, giảng viên, sinh viên Nhà trường chính là hình ảnh, là sứ giả thân thiện của Nhà trường trước con mắt bạn bè trong nước và quốc tế.

Viện nghiên cứu trong Trường

Hiện nay, Trường Đại học Lâm nghiệp có đội ngũ giảng viên giỏi đầy tâm huyết với trên 500 giảng viên, trong đó có trên 100 là Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, những nhà khoa học, nhà sư phạm luôn hết lòng với sự nghiệp trồng cây, trồng người.

Đào tạo theo nhu cầu xã hội

Thấm nhuần đạo lý “học đi đôi với hành”, chương trình đào tạo của Đại học Lâm nghiệp với 30 ngành đào tạo đại học hiện nay luôn có sự gắn kết, đồng hành của các bên: Nhà trường – nhà doanh nghiệp – Nhà khoa học – Nhà sản xuất.

Đào tạo gắn với thực nghiệm, đảm bảo sinh viên có chuẩn kỹ năng nghề nghiệp. Đặc biệt, mô hình khởi nghiệp: Sinh viên – Nhà trường – Doanh nghiệp đang phát huy hiệu quả và khẳng định sự tự tin của sinh viên trường Đại học Lâm nghiệp. Tại đây, sinh viên sẽ được thoả sức đam mê sáng tạo, nghiên cứu cùng sự đồng hành của các chuyên gia trong và ngoài nước. Đặc biệt sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay tại Trường trong năm cuối thông qua “Ngày hội việc làm” được tổ chức vào tháng 5 và tháng 6 hàng năm.

Hằng năm, từng khoa với từng nhóm ngành khác nhau của trường đều tổ chức các chương trình đối thoại với doanh nghiệp và cựu sinh viên để trao đổi, chia sẻ lắng nghe ý kiến đóng góp về nhu cầu thị trường và yêu cầu năng lực của người lao động. Thông qua đó, nhà trường sẽ cập nhật chương trình đào tạo, đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực cho xã hội. Kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm, ngoại ngữ chính là những chuẩn bị cần thiết để sinh viên VNUF hội nhập tốt vào môi trường toàn cầu và trước mắt là cạnh tranh tốt với thị trường lao động Asean vừa chính thức mở cửa năm 2015.

Sinh viên học tại Trường Đại học Lâm nghiệp sẽ được Nhà trường trao nhiều học bổng (trong đó có các học bổng toàn phần cho các ngành riêng biệt, học bổng của các tổ chức, doanh nghiệp). Sinh viên được ở trong ký túc xá với đầy đủ tiện nghi và những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, chế độ chính sách được miễn giảm tiền ký túc xá và các dịch vụ công công khác.

Nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển và hội nhập, trong những năm qua Trường Đại học Lâm nghiệp đã đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong đó có các chương trình hợp tác, liên kết đào tạo. Hoạt động hợp tác, liên kết đào tạo mở ra cơ hội tiếp cận, học tập kinh nghiệm của các nền giáo dục tiên tiến, nhờ đó nâng cao chất lượng đào tạo bao gồm cả việc nâng cao năng lực chuyên môn, ngoại ngữ sinh viên.

Cụ thể: Chương trình đào tạo tiên tiến: Đây là chương trình được thực hiện theo chuẩn chương trình đào tạo của các trường Đại học ở Mỹ. Chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh với sự tham gia của các giáo sư Trường Đại học Bang Colorado cũng như các trường Đại học danh tiếng khác.

Sinh viên học chương trình này sẽ thuận lợi cho học chuyển tiếp ở nước ngoài hoặc làm việc trong môi trường quốc tế sau này. Để đảm bảo khả năng theo học, tất cả sinh viên theo học chương trình này sẽ được học bổ sung tiếng Anh trước khi học phần kiến thức chuyên môn. Tổng thời gian đào tạo là 4.5 năm.

Sinh viên Chương trình tiên tiến thực hành tại phòng thí nghiệm

Chương trình đào tạo chất lượng cao: Với ý tưởng xây dựng mô hình đào tạo chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế, Trường Đại học Lâm nghiệp đã triển khai các chương trình đào tạo chất lượng cao trên cơ sở tích hợp chương trình đào tạo của một số Trường Đại học có uy tín trên thế giới (Oregon – Hoa Kỳ, Dresden – Đức, Gottingen – Đức…).

Tham gia chương trình đào chất lượng cao, sinh viên có các cơ hội học tập trong môi trường hiện đại, có cơ hội trao đổi và học tập với học viên quốc tế. Tổng thời gian đào tạo là 4 năm.

Rừng thực nghiệm của Nhà trường

Năm 2016, nhà trường tuyển sinh 2190 chỉ tiêu tại Cơ sở chính Hà Nội, cụ thể như sau:

TT

Tên ngành


ngành

Chỉ tiêu

TT

Tên ngành


ngành

Chỉ tiêu

1

Thiết kế công nghiệp

D210402

50

16

Bảo vệ thực vật

D620112

50

2

Thiết kế nội thất

D210405

50

17

Khoa học cây trồng

D620110

50

3

Kế toán

D340301

100

18

Khuyến nông

D620102

50

4

Quản trị kinh doanh

D340101

100

19

Kinh tế Nông nghiệp

D620115

50

5

Công nghệ sinh học

D420201

120

20

Lâm nghiệp (đào tạo bằng tiếng Anh)

D620201

50

6

Khoa học môi trường

D440301

170

21

Lâm nghiệp (đào tạo bằng tiếng Việt)

D620201

50

7

Hệ thống thông tin

D480104

50

22

Lâm nghiệp đô thị

D620202

100

8

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

D510203

50

23

Lâm sinh

D620205

155

9

Công nghệ kỹ thuật ô tô

D510205

50

24

Quản lý tài nguyên rừng

D620211

200

10

Công nghệ vật liệu

D510402

50

25

Kinh tế

D310101

50

11

Công thôn

D510210

50

26

Công tác xã hội

D760101

30

12

Kỹ thuật cơ khí

D520103

50

27

Quản lý đất đai

D850103

150

13

Công nghệ chế biến lâm sản

D540301

50

28

Quản lý tài nguyên thiên nhiên (đào tạo bằng tiếng Anh)

D850101

60

14

Kiến trúc cảnh quan

D580110

50

29

Quản lý tài nguyên thiên nhiên (đào tạo bằng tiếng Việt)

D850101

60

15

Kỹ thuật công trình xây dựng

D580201

120

30

Quản lý tài nguyên và môi trường

D850101

50

Điểm sàn xét tuyển cho các ngành đào tạo: Điểm sàn xét tuyển cho các tổ hợp: 15 điểm; riêng tổ hợp: Toán-Lý-Vẽ mỹ thuật là 17 điểm.

Các hình thức xét tuyển như sau:

1. Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia;

2. Xét tuyển theo học bạ THPT;

3. Xét tuyển theo môn năng khiếu, khối V và khối H.

Chi tiết tham khảo tại: website: tuyensinh.vfu.edu.vn

 
Nguồn:  dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/truong-dh-lam-nghiep-viet-nam-dao-tao-dap-ung-nhu-cau-xa-hoi-2016072915224183.htm