1. Thời gian và hình thức tuyển sinh
a) Thời gian tuyển sinh: tháng 3 theo lịch thi tuyển sau đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Hình thức tuyển sinh: xét tuyển. Thí sinh trình bày về vấn đề dự định nghiên cứu và kế hoạch thựchiện trước tiểu ban chuyên môn xét tuyển nghiên cứu sinh.
2. Điều kiện tham gia dự tuyển
Người tham gia dự tuyển đào tạo trình độ tiến sỹ tại Đại học Lâm nghiệp phải có các điều kiện sau:
2.1. Điều kiện văn bằng:
a) Có bằng thạc sỹ phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển, hoặc
b) Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá trở lên, ngành phù hợp với chuyên ngành đăng kýdự tuyển.
2.2. Ngành học:
Người đăng ký dự tuyển phải có trình độ chuyên môn phù hợp và phải chọn 1 trong 4 ngành đào tạotiến sỹ tại trường Đại học Lâm nghiệp theo danh mục dưới đây:
TT |
Chuyên ngành |
Mã ngành |
1 |
Kỹ thuật lâm sinh |
62 62 60 01 |
2 |
Điều tra và Quy hoạch rừng |
62 62 60 10 |
3 |
Kỹ thuật máy và thiết bị lâm nghiệp |
62 52 14 05 |
4 |
Công nghệ gỗ, giấy |
62 52 24 05 |
2.3. Điểm trung bình chung học tập (TBCHT) toàn khóa đại học và thạc sĩ:
a) Đối với người chưa có bằng thạc sỹ: tốt nghiệp đại học loại khá trở lên (với điểm TBCHT toàn khoá từ 7.0 trở lên).
b) Đối với những người đã có bằng thạc sỹ phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển: không yêu cầu điểm TBCHT tối thiểu.
2.4. Kinh nghiệm công tác chuyên môn:
a) Người đã có bằng thạc sỹ với điểm TBCHT từ 7.0 trở lên: không đòi hỏi kinh nghiệm công tác chuyên môn trong lĩnh vực dự tuyển.
b) Người đã có bằng thạc sỹ với điểm TBCHT dưới 7.0: cần phải có ít nhất 01năm kinh nghiệm công tác chuyên môn trong lĩnh vực dự tuyển.
c) Người chưa có bằng thạc sỹ nhưng tốt nghiệp đại học loại giỏi: không đòi hỏi kinh nghiệm công tác chuyên môn trong lĩnh vực dự tuyển.
d) Người chưa có bằng thạc sỹ nhưng tốt nghiệp đại học loại khá: đòi hỏi phải có ít nhất 2 năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực đăng ký dự tuyển.
2.5. Ngoại ngữ:
Người tham gia dự tuyển cần có một trong các điều kiện sau đây:
– Có bằng tốt nghiệp đại học ngành tiếng Anh; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học tại nước ngoài; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trong nước mà chương trình đào tạo chuyên môn được giảng bằng tiếng Anh, không qua phiên dịch;
– Có chứng chỉ tiếng Anh của các cơ sở đào tạo ngoại ngữ có uy tín trong nước, các trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc tế có thẩm quyền với yêu cầu trình độ tiếng Anh TOEFL ITP 450, TOEFL iBT 45 hoặc IELTS 5.0 trở lên hoặc tương đương trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển đào tạo trình độ tiến sỹ.
– Có chứng chỉ tiếng Anh trình độ C do các trường đại học hoặc các cơ sở đào tạo tiếng Anh có uy tín cấp.
– Đối với đối tượng tham gia dự tuyển là người nước ngoài thì thực hiện theo Quy định về công tác người nước ngoài học tập tại Trường Đại học Lâm nghiệp.
2.6. Bài luận:
Người tham gia dự tuyển cần có một bài luận về dự định nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành đào tạo, trong đó trình bày rõ ràng đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu; lý do lựa chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu; mục tiêu và mong muốn đạt được khi đăng ký học nghiên cứu sinh; lý do lựa chọn cơ sở đào tạo; những dự định và kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo để đạt được những mục tiêu mong muốn; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu, phản ánh sự khác biệt của cá nhân thí sinh trong quá trình học tập trước đây và những kinh nghiệm đã có; lý giải về những khiếm khuyết hay thiếu sót (nếu có) trong hồ sơ như kết quả học đại học, thạc sĩ chưa cao….; dự kiến việc làm sau khi tốt nghiệp; đề xuất người hướng dẫn.
Người tham gia dự tuyển có thể lựa chọn 1 trong các hướng nghiên cứu được liệt kê trong phần Phụ lục 02 hoặc liên lạc trực tiếp với Khoa Đào tạo Sau đai học – Trường Đại học Lâm nghiệp (địa chỉ: Xuân Mai – Chương Mỹ- Hà Nội) để làm bài luận. Mẫu bài luận được thể hiện trong Phụ lục 3
2.7. Thư giới thiệu:
Người tham gia dự tuyển cần có hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh khoa học như giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành; hoặc một thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh khoa học hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành và một thư giới thiệu của thủ trưởng đơn vị công tác của người dự tuyển. Những người giới thiệu này cần có ít nhất 6 tháng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với người dự tuyển.
Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của người dự tuyển, cụ thể:
a) Phẩm chất đạo đức, đặc biệt đạo đức nghề nghiệp;
b) Năng lực hoạt động chuyên môn;
c) Phương pháp làm việc;
d) Khả năng nghiên cứu;
đ) Khả năng làm việc theo nhóm;
e) Điểm mạnh và yếu của người dự tuyển;
g) Triển vọng phát triển về chuyên môn;
h) Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.
2.8. Các yêu cầu khác:
Người tham gia dự tuyển phải có đầy đủ tiêu chuẩn sức khoẻ và tiêu chuẩn pháp lý để học tập theo các quy định hiện hành; Được cơ quan quản lý nhân sự (nếu là người đã có việc làm), hoặc trường nơi sinh viên tốt nghiệp giới thiệu dự tuyển đào tạo trình độ tiến sỹ. Đối với người chưa có việc làm cần được địa phương nơi cư trú xác nhận nhân thân tốt và hiện không vi phạm pháp luật;
Camkết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của cơ sở đào tạo(đóng học phí; hoàn trả kinh phí với nơi đã cấp cho quá trình đào tạo nếu không hoàn thành luận án tiến sỹ).
3. Quy định về việc xem xét, đánh giá, phân loại thí sinh qua hồ sơ, chất lượng bài luận về dự định nghiên cứu và việc trình bày, bảo vệ của thí sinh về bài luận.
Việc đánh giá, phân loại hồ sơ và chất lượng bài luận của người dự tuyển sẽ do hội đồng xét tuyển tiến sỹ Trường Đại học Lâm nghiệp thực hiện một cách công khai và đúng quy định hiện hành.
4. Thời gian nộp hồ sơ:
Hồ sơ dự tuyển cần được gửi về Khoa Đào tạo Sau Đại học – Trường Đại học Lâm nghiệp trước ngày 15/2/2012.
Hồ sơ dự tuyển bao gồm:
1) Đơn xin dự tuyển(theo mẫu của Nhà trường);
2) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan hoặc chính quyền địa phương (đối với người chưa có việc làm);
3) Bản sao hợp lệ (có công chứng) bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm đại học, bằng thạc sĩ và bảng điểm thạc sĩ;
4)Bản sao (có công chứng) văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ.
5) Lý lịch khoa học, bài luận nghiên cứu (và các bài báo – nếu có);
6) Hai thư giới thiệu (đảm bảo đúng yêu cầu theo mục 2.7 của Quy định này);
7) Công văn giới thiệu đi dự tuyển của Thủ trưởng cơ quan quản lý đối với những người đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước và ngoài nhà nước. Đối với người chưa có việc làm cần có giới thiệu của cơ sở đào tạo nơi sinh viên tốt nghiệp trình độ đại học hoặc thạc sĩ (nếu đã tốt nghiệp thạc sĩ) giới thiệu dự tuyển đào tạo trình độ tiến sỹ, đồng thời được địa phương nơi cư trú xác nhận thân nhân tốt và hiện không vi phạm pháp luật;
8) Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ để học tập của một bệnh viện đa khoa;
9) Bản sao có công chứng các quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động dài hạn chờ tuyển dụng để chứng nhận thời gian thâm niên công tác;
10) Bốn phong bì dán tem và đề sẵn địa chỉ, số điện thoại liên hệ của người dự tuyển;
11) Bốn ảnh mầu cỡ 4×6 của người dự tuyển (ghi rõ họ tên và ngày sinh của người dự tuyển).
12) Bản cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của Nhà trường (đóng học phí; hoàn trả kinh phí với nơi đã cấp cho quá trình đào tạo nếu không hoàn thành luận án tiến sỹ)
Lưu ý:
(1). Cơ sở đào tạo chỉ nhận hồ sơ khi có đầy đủ các loại giấy tờ theo yêu cầu và không trả lại hồ sơ sau khi nộp;
(2). Người dự tuyển khi nộp hồ sơ mang theo BẰNG + BẢNG ĐIỂM gốc (để đối chiếu).
5. Địa chỉ liên hệ:
Văn phòng Khoa Đào tạo sau đại học, Nhà T2, Trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội.
Điện thoại: (0433) 840 541; (0433)608.411 Fax: (0433) 840 063
E-mail: sdhvfu@gmail.com
HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
-Các cơ quan, sở, ban, ngành
-Cá nhân
-Bộ Giáo dục và Đào tạo (để báo cáo)
-Bộ Nông nghiệp và PTNT (để báo cáo)
-Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng
-Lưu VT, Khoa ĐTSĐH