1. Ngành đào tạo
Tiếng Việt: Quản lý tài nguyên thiên nhiên (Chương trình chuẩn)
Tiếng Anh: Natural Resources Management (Standard Program)
2. Mã ngành: 72908532
3. Thời gian đào tạo: 4 năm
4. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 132 tín chỉ
TT |
Học phần |
Số TC |
HP tiên quyết |
TT |
Học phần |
Số TC |
HP tiên quyết |
|
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
A |
Kiến thức GDĐC |
42 |
|
33 |
Kiểm soát tái biến và rủi ro môi trường |
2 |
|
|
A1 |
Kiến thức bắt buộc |
42 |
|
34 |
Quy hoạch môi trường |
2 |
|
|
1 |
Những NLCB của CN Mác Lê nin |
5 |
|
35 |
Quản trị kinh doanh 1 |
3 |
|
|
2 |
ĐLCM của ĐCS V.Nam |
3 |
1 |
36 |
Quan hệ công chúng trong quản lý TNTN |
3 |
|
|
3 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
2 |
1 |
B3 |
Kiến thức chuyên ngành |
17 |
|
|
4 |
GDTC 1,2,3,4,5 |
|
|
B3.1 |
Các học phần bắt buộc |
17 |
|
|
5 |
GD quốc phòng |
|
|
37 |
Quản lý lưu vực |
2 |
23, 31 |
|
6 |
Tiếng Anh HP1 |
4 |
|
38 |
Q.lý thảm thực vật rừng nhiệt đới |
3 |
22 |
|
7 |
Tiếng Anh HP2 |
3 |
6 |
39 |
Quản lý hệ sinh thái tổng hợp |
3 |
28, 37 |
|
8 |
Tiếng Anh HP3 |
3 |
7 |
40 |
Phương pháp lấy mẫu TNTN |
2 |
23 |
|
9 |
Tiếng Anh HP4 |
2 |
8 |
41 |
Ứng dụng GIS trong QL TNTN |
4 |
31 |
|
10 |
Tin học đại cương |
3 |
|
42 |
Biễn đổi sinh thái toàn cầu, giảm thiểu và tác động |
3 |
|
|
11 |
Hóa học đại cương |
3 |
|
B4 |
Chuyên môn hóa tự chọn |
11 |
|
|
12 |
Nguyên lý sinh học động vật |
3 |
|
B4.1 |
Hệ thống quản lý thông tin không gian |
11 |
|
|
13 |
Nguyên lý sinh học thực vật |
4 |
|
43 |
Tin học ứng dụng trong QLTNTN |
2 |
|
|
14 |
Toán trong KH quản lý |
3 |
|
44 |
Trắc địa |
3 |
|
|
15 |
Kỹ năng giao tiếp cơ bản |
2 |
|
45 |
Viễn thám trong quản lý TNTN |
4 |
|
|
16 |
Pháp luật đại cương |
2 |
|
46 |
Hệ thống định vị toàn cầu |
2 |
|
|
B |
Kiến thức GDCN |
83 |
|
B4.2 |
Quản lý T.nguyên Rừng |
11 |
|
|
B1 |
Kiến thức cơ sở ngành bắt buộc |
19 |
|
47 |
Quản lý KBT và VQG |
3 |
|
|
17 |
Sinh thái học |
2 |
|
48 |
Quản lý dịch hại tổng hợp |
3 |
|
|
18 |
Kinh tế vi mô 1 |
3 |
|
49 |
Kỹ thuật lâm sinh |
3 |
|
|
19 |
Địa lý sinh thái rừng |
3 |
17 |
50 |
Quản lý lửa rừng |
2 |
|
|
20 |
Địa chất TNTN |
3 |
|
B4.3 |
Khoa học Lưu vực |
11 |
|
|
21 |
Thổ nhưỡng 1 |
3 |
|
51 |
Địa chất thuỷ văn 7 |
3 |
|
|
22 |
Nhận biết thực vật |
3 |
|
52 |
Thủy văn sử dụng đất |
3 |
|
|
23 |
Thống kê sinh học |
2 |
14 |
53 |
Quan trắc lưu vực |
2 |
|
|
B2 |
Kiến thức cơ sở ngành |
26 |
|
54 |
Sử dụng đất và Chất lượng nước |
3 |
|
|
B2.1 |
Các học phần bắt buộc |
21 |
|
B4.4 |
Quản lý Vườn Quốc gia và KBT |
11 |
|
|
24 |
Sinh thái quan trắc TNTN |
4 |
|
55 |
Quản lý KBT và VQG |
3 |
|
|
25 |
Sinh thái rừng |
2 |
17 |
56 |
Thực thi pháp luật |
2 |
|
|
26 |
Kinh tế tàinguyên |
3 |
18 |
57 |
Bảo tồn thực vật rừng |
3 |
|
|
27 |
Đánh giá tác động MT |
2 |
|
58 |
Quản lý động vật hoang dã |
3 |
|
|
28 |
Đa dạng sinh học |
2 |
12, 13 |
B4.5 |
CM tự chọn tổng hợp Quản lý TNTN |
11 |
|
|
29 |
Pháp luật về TN và MT |
3 |
16 |
59 |
Quản lý dịch hại tổng hợp |
3 |
|
|
30 |
Phương pháp NCKH trong QLTN |
2 |
|
60 |
Thực thi pháp luật |
3 |
|
|
31 |
GIS và viễn thám |
3 |
|
61 |
Viễn thám trong quản lý TNTN |
4 |
|
|
B2.2 |
Các học phần tự chọn |
5 |
|
62 |
Quản lý KBT và VQG |
3 |
|
|
32 |
Giáo dục và truyền thông môi trường |
2 |
|
B4 |
Tốt nghiệp |
10 |
|
Thực tập nghề nghiệp: 7 tín chỉ
TT |
Đợt thực tập |
Số tín chỉ |
Kỳ dự kiến |
1 |
Thực tập nghề nghiệp 1 |
2 |
Kỳ 5 |
2 |
Thực tập nghề nghiệp 2 |
3 |
Kỳ 6 |
3 |
Thực tập nghề nghiệp 3 |
2 |
Kỳ 7 |
5. Loại hình đào tạo: Chính quy
6. Mục tiêu đào tạo:
6.1. Kiến thức
Ngành quản lý tài nguyên thiên nhiên (chương trình chuẩn) tại trường Đại học Lâm nghiệp là ngành đào tạo kế thừa của trường Đại học bang Colorado, Hoa Kỳ. Chương trình đào tạo đã được điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế tại Việt Nam. Chương trình đào tạo này nhằm đào tạo ra những kỹ sư có một nền kiến thức rộng về việc sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên (TNTN). Cụ thể như sau:
– Kiến thức về sinh học, khoa học tự nhiên và xã hội để giải quyết các vấn đề chung trong quản lý tài nguyên thiên nhiên.
– Có kiến thức về lĩnh vực như bảo tồn nguồn gen, đa dạng sinh học, quản lý tài nguyên, kỹ thuật lâm sinh, quản lý lưu vực, quản lý các vườn quốc gia, khu bảo tồn…
– Kiến thức về thiết kế, đánh giá các thành phần, các hệ thống hoặc các quá trình liên quan đến tài nguyên sinh vật và tài nguyên có khả năng tự tái tạo.
– Thu nhận, phân tích, biên dịch các dữ liệu về tài nguyên thiên nhiên.
6.2. Kỹ năng
– Về kỹ năng cứng: sinh viên có khả năng làm việc độc lập, kỹ năng tổ chức, tham khảo tài liệu; có kỹ năng phân tích, khảo sát và giải quyết các vấn đề liên quan đến TNTN; kỹ năng sử dụng một số công cụ hỗ trợ phục vụ công tác QLTNTN, làm việc trong phòng thí nghiệm và làm việc ngoài hiện trường cũng như kỹ năng làm nghiên cứu khoa học.
– Về k ỹ năng mềm: bao gồm kỹ năng cá nhân (kỹ năng tự học, làm việc chăm chỉ, tự tin, thích ứng với công việc và những thay đổi trong công việc, kỹ năng hòa nhập với môi trường và đồng nghiệp, kỹ năng lắng nghe, quan sát, diễn giải nội dung, đặt câu hỏi); kỹ năng làm việc theo nhóm (kỹ năng làm việc theo nhóm, xây dựng và điều hành nhóm, liên kết các nhóm); kỹ năng phân tích, tư duy sáng tạo, linh hoạt (kỹ năng đánh giá hiệu suất công việc, kỹ năng tư duy phân tích) và kỹ năng thuyết trình (có khả năng thuyết trình lưu loát, kỹ năng giao tiếp tốt).
7. Vị trí làm việc của kỹ sư/cử nhân sau khi tốt nghiệp
Kỹ sư quản lý tài nguyên thiên nhiên có thể làm việc ở các cơ quan, tổ chức như sau:
(1) Các cơ quan quản lý rừng đặc dụng: Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Khu dự trữ sinh quyển, DAMSAR,…
(2) Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Bảo vệ thực vật, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Cục bảo tồn đa dạng sinh học… thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ; các sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường… cấp tỉnh.
(3) Các trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo về quản lý TNTN, như Trường Đại học Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm thành phố HCM,… Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật…
(4) Các doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ có các hoạt động liên quan đến tài nguyên thiên nhiên: Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor), WWF, ENV, Birdlife, IUCN, SNV, FFI,…