Sáng ngày 28/10/2020, Trường Đại học Lâm nghiệp đã tổ chức Lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Trường cho nghiên cứu sinh Nguyễn Đức Hải, chuyên ngành Lâm sinh, mã số 9620205.
Hội đồng đánh giá luận án có mặt 07/07 thành viên theo quyết định số: 1551/QĐ-ĐHLN-ĐTSĐH ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp, gồm:
Tên đề tài luận án “Nghiên cứu động thái tích lũy carbon của rừng Luồng (Dendrocalamus barbatus) trồng thuần loài tại Thanh Hóa“. Luận án được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Võ Đại Hải và PGS.TS. Lê Xuân Trường.
Sau khi nghe Nghiên cứu sinh Nguyễn Đức Hải trình bày tóm tắt kết quả luận án, 03 Uỷ viên Phản biện đã đọc bản nhận xét đánh giá Luận án. Tiếp sau đó, Thư ký Hội đồng đã đọc Bản tổng hợp ý kiến đóng góp của các nhà khoa học về bản tóm tắt của Luận án, các thành viên khác của Hội đồng và người tham dự tiếp tục đưa ra những ý kiến nhận xét, góp ý và đặt nhiều câu hỏi liên quan đến các nội dung chuyên môn của Luận án.
Hội đồng đã thảo luận và thống nhất: Hình thức và Nội dung của Luận án đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một luận án tiến sĩ, chuyên ngành: Lâm sinh; mã số 9620205, với số phiếu tán thành là 07/07. Thay mặt Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng – PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn đã đọc bản Quyết nghị của Hội đồng, theo đó đã nêu rõ được những kết quả chính, những đóng góp mới của Luận án cho khoa học và thực tiễn. Hội đồng đề nghị Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp cấp bằng tiến sĩ, chuyên ngành Lâm sinh cho NCS Nguyễn Đức Hải.
Những đóng góp về mặt học thuật, lý luận của luận án:
– Về mặt học thuật: Bổ sung kết quả nghiên cứu về sinh khối và động thái carbon tích lũy, góp phần định lượng giá trị phòng hộ môi trường của rừng Luồng trồng thuần loài tại Thanh Hóa.
– Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc quản lý rừng Luồng trồng thuần loài theo hướng bền vững, duy trì bể chứa carbon.
Những luận điểm mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án:
+ Xác định được động thái về sinh khối và lượng carbon tích lũy của rừng Luồng trồng thuần loài tại tỉnh Thanh Hóa, bao gồm sinh khối và lượng carbon tích lũy trong rừng ở thời điểm hiện tại; sinh khối và lượng carbon tích lũy lấy ra khỏi rừng trong quá trình kinh doanh.
+ Xây dựng được các phương trình tương quan để xác định nhanh sinh khối và lượng carbon tích lũy trong cây cá lẻ và rừng Luồng trồng thuần loài tại Thanh Hóa.
Một số hình ảnh buổi bảo vệ luận án
NCS Nguyễn Đức Hải tự tin trình bày luận án
PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn – Chủ tịch Hội đồng điều hành buổi lễ
PGS.TS Cao Quốc An – Đại diện đơn vị đào tạo tặng hoa chúc mừng NCS
PGS.TS. Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, đại diện đơn vị công tác của NCS chúc mừng
Hội đồng chấm luận án chúc mừng NCS đã bảo vệ thành công luận án