Tham dự Hội thảo, về phía Trường Đại học Lâm nghiệp có GS.TS. Trần Văn Chứ – Hiệu trưởng; PGS.TS. Bùi Thế Đồi – Phó hiệu trưởng; lãnh đạo các đơn vị, cán bộ giảng viên có liên quan; học viên lớp Thạc sỹ quốc tế Lâm nghiệp, sinh viên các lớp chương trình tiên tiến, các chuyên gia và tình nguyện viên nước ngoài đang làm việc tại trường.
Về phía đại biểu quốc tế có ông Stefan Hase-Bergen – Giám đốc cơ quan trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) tại Việt Nam; ông Dominic Stanculescu – Phó cố vấn trưởng dự án bảo tồn đa dạng sinh học GIZ; ông Amphavanh Kouangmanivanh – Tham tán Đại sứ quán Lào tại Việt Nam; các đại biểu đến từ: Đại học Nông nghiệp Hoàng gia Campuchia (RUA), Đại học quốc gia Lào (NUOL); Trường Đại học Goettingen, CHLB Đức; Đại học Shizuoka, nhật Bản; Viện Điều tra quy hoạch Rừng và các chuyên gia quốc tế.
Về phía đại biểu khách mời có GS.TS. Phạm Văn Điển – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp &PTNT; ông Lâm Quang Dụ – Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ NN&PTNT; các đại biểu đến từ các tổ chức quốc tế tại Việt Nam UNEP, JICA, WWF…. và các chuyên gia, các nhà khoa học, các cơ quan báo đài đến đưa tin.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS.TS. Trần Văn Chứ – Hiệu trưởng Nhà trường chào mừng các đại biểu tới tham dự. Thông qua Hội thảo, Hiệu trưởng mong muốn nhận được sự những đóng góp, ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học trong việc định hướng phát triển chương trình Thạc sỹ quốc tế Lâm nghiệp trong thời gian tới, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao ở trong nước và quốc tế.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Stefan Hase-Bergen – Giám đốc cơ quan trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) tại Việt Nam đã nêu lên tầm quan trọng của chương trình đào tạo Thạc sỹ lâm nghiệp quốc tế là rất cần thiết, nhằm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ, kiến thức trong lĩnh vực lâm nghiệp. Trong định hướng phát triển chương trình thời gian tới, Ông nhấn mạnh cần tập trung xây dựng nội dung chương trình học gắn liền với thực hành thực tập cho học viên. Ông tin tưởng với đội ngũ là các chuyên gia quốc tế và các giảng viên của Trường Đại học Lâm nghiệp, chương trình sẽ và ngày càng phát triển và thu hút các học viên trong nước và quốc tế theo học.
Khóa thứ Nhất của Chương trình đào tạo Thạc sỹ lâm nghiệp quốc tế đã được triển khai giảng dạy tại Trường Đại học Lâm nghiệp từ tháng 2/2016 với 15 học viên đến từ 6 quốc gia châu Á (Bangladesh, Cambodia, Laos, Myanmar, Pakistan và Việt Nam). Chương trình được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên là các Giáo sư, uy tín đến từ Đại học Gottingen và Đại học Kỹ thuật Dresden CHLB Đức, các chuyên gia quốc tế và các giảng viên của Trường Đại học Lâm nghiệp
Đánh giá cao sự hợp tác có hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức CHLB Đức và các chuyên gia quốc tế với Trường Đại học Lâm nghiệp trong việc xây dựng và triển khai chương trình đào tạo Thạc sỹ lâm nghiệp quốc tế, ông Lâm Quang Dụ – Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ NN&PTNT mong muốn các bên tiếp tục phối hợp nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực lâm nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Hội thảo cũng đã nghe nhiều tham luận, góp ý của các đại biểu khách mời và các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực lâm nghiệp và môi trường, cùng nhiều ý kiến trao đổi thảo luận rất thiết thực về định hướng phát triển chương trình Thạc sỹ quốc tế Lâm nghiệp trong thời gian tới, các ý kiến tập trung vào đánh giá chương trình, phát triển chương trình, đưa ra các giải pháp thu hút học viên trong nước và quốc tế đến học, các chương trình học bổng…
Tổng kết Hội thảo, PGS.TS. Bùi Thế Đồi – Phó Hiệu trưởng Nhà trường cảm ơn cơ quan DAAD, tổ chức GIZ, các tổ chức và cá nhân tham dự Hội thảo. Phó Hiệu trưởng mong muốn trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự quan tâm, hợp tác, chia sẻ về chuyên môn và nhân lực nhằm phát triển chương trình đào tạo Thạc sỹ quốc tế Lâm nghiệp trong thời gian tới.
Một số hình ảnh Hội thảo
GS.TS. Trần Văn Chứ – Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu
Ông Stefan Hase-Bergen – Giám đốc cơ quan trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) tại Việt Nam phát biểu
TS. Dirk Hoffmann – Chuyên gia tổ chức GIZ, CHLB Đức phát biểu
Ông Lâm Quang Dụ – Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ NN&PTNT phát biểu
Ông Amphavanh Kouangmanivanh – Tham tán Đại sứ quán Lào tại Việt Nam phát biểu
Một số ý kiến tham luận tại Hội thảo
PGS.TS. Bùi Thế Đồi – Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu
Họp bàn chuyên môn
Chụp ảnh lưu niệm