Tham dự Hội thảo, về phía Trường Đại học Lâm nghiệp có GS.TS. Trần Văn Chứ – Hiệu trưởng; Các đồng chí trong Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các đồng chí Nguyên là Lãnh đạo Trường, lãnh đạo các đơn vị, cán bộ giảng viên.
Về phía đại biểu khách mời có TS. Phùng Đức Tiến – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT; TSKH. Nghiêm Vũ Khải – Đại biểu Quôc Hội, Phó chủ nhiệm Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam; GS.TSKH. Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường; TS. Hứa Đức Nhị – Nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Hội chủ rừng Việt Nam; TS. Nguyễn Tôn Quyền – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam; các đại biểu đến từ các Hiệp hội KH&KT thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; các cán bộ từ một số Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trong cả nước; đại diện các tổ chức quốc tế: UNDP, Oxfam, MRLG, GEF-SGP, PANATURE, SRD, CITES, RECOFTC… và các chuyên gia, các nhà khoa học, các cơ quan báo đài đến đưa tin và toàn thể các Cục sinh viên K37 (Khóa học 1992-1997) Trường Đại học Lâm nghiệp
Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS.TS. Trần Văn Chứ – Hiệu trưởng Nhà trường chào mừng các đại biểu tới tham dự Hội thảo. Giáo sư nhấn mạnh tầm quan trọng của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trong phát triển ngành Lâm nghiệp nói riêng và phát triển xã hội nói chung. Thông qua Hội thảo Giáo sư mong muốn các chuyên gia, các nhà khao học tích cực đóng góp ý kiến, đề xuất nhằm xây dựng và hoàn thiện dự án Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi), góp phần xây dựng và phát triển ngành lâm nghiệp ngày càng phát triển bền vững.
Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Đồng chí Phùng Đức Tiến – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhấn mạnh: Trong suốt 12 năm (2005 – 2017) thực hiện, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 đã tạo ra khuôn khổ pháp lý quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, chuyển từ nền lâm nghiệp lấy quốc doanh là chủ yếu sang nền lâm nghiệp xã hội với nhiều thành phần kinh tế tham gia; từ chủ yếu dựa vào khai thác rừng tự nhiên sang bảo tồn, bảo vệ, nuôi dưỡng, làm giàu rừng và trồng rừng. Tuy nhiên trong quá trình thực thi, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Do vậy việc điều chỉnh, sửa đổi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 là cần thiết. Đ/c Phùng Đức Tiến cũng đưa ra những định hướng cụ thể để Hội thảo cùng nhau nghiên cứu và đưa ra những góp ý nhằm tiếp tục hoàn thiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi) để sớm trình Ủy ban thường vụ Quốc hội trong kỳ họp tới.
Dưới sự điều hành của Đoàn chủ trì, Hội thảo đã nghe 06 báo cáo tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi thảo luận về các vấn đề liên quan đến Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi). Những nội dung được trao đổi tập trung vào các vấn đề chính sau: vấn đề phân loại rừng; bảo vệ nguồn nước, sở hữu rừng và chuyển mục đích sử dụng rừng, những vấn đề về chủ rừng… Các ý kiến đều cho rằng cần kế thừa những quy định còn phù hợp của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004, đưa vào Luật sửa đổi những quy định đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn, bảo đảm tính liên tục, thống nhất và đồng bộ giữa quy định của Luật này với các Luật khác có liên quan.
Bế mạc Hội thảo, Đoàn chủ trì cảm ơn các cơ quan, đơn vị, các chuyên gia, các nhà khoa học tham dự Hội thảo. Những ý kiến đóng góp của các đại biểu sẽ là cơ sở quan trọng tiếp tục hoàn thiện dự án Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi) để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, góp phần đưa Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sớm được Quốc hội thông qua và đưa vào thực thi trong thời gian tới.
Một số hình ảnh Hội thảo
GS.TS. Trần Văn Chứ – Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu
TS. Phùng Đức Tiến – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phát biểu chỉ đạo Hội thảo
Các ý kiến tham luận tại Hội thảo
Một số ý kiến đóng góp của các đại biểu
Toàn cảnh Hội thảo