GIỚI THIỆU KHOA CƠ ĐIỆN VÀ CÔNG TRÌNH

2.1. Đào tạo đại học: 2.1.1. Ngành kỹ thuật công trình xây dựng: * Mục tiêu:           Đào tạo các kỹ sư xây dựng có khả năng thiết kế, chỉ đạo thi công, tư vấn giám sát các công trình xây dựng dân dụng, các công trình giao thông và thủy lợi. * Vị trí…

2.1. Đào tạo đại học:

2.1.1. Ngành kỹ thuật công trình xây dựng:

* Mục tiêu:

          Đào tạo các kỹ sư xây dựng có khả năng thiết kế, chỉ đạo thi công, tư vấn giám sát các công trình xây dựng dân dụng, các công trình giao thông và thủy lợi.

* Vị trí làm việc sau khi ra trường:

          Làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng công trình (các Bộ, các Sở, các Phòng).

          – Các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp về lĩnh vực xây dựng công trình.

          Các ban quản lý đầu tư xây dựng, các công ty tư vấn thiết kế và giám sát thi công các công trình xây dựng, các công ty xây dựng công trình.

* Các chuyên môn hóa:

          Công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

          – Công trình cầu đường.

          – Công trình thủy lợi.

2.1.2. Ngành kỹ thuật cơ khí:

* Mục tiêu:

          Đào tạo các kỹ sư cơ khí có khả năng thiết kế, chế tạo, sử dụng, sửa chữa các thiết bị cơ khí trong các ngành kinh tế quốc dân; Có khả năng sử dụng, ứng dụng công nghệ tin học, tự động hóa và công nghệ vật liệu vào việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm cơ khí.

* Vị trí làm việc sau khi ra trường:

          Làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực cơ điện (các Bộ, các Sở, các Phòng).

          – Các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp về lĩnh vực cơ điện.

          – Các ban quản lý dự án đầu tư về lĩnh vực cơ điện; Các công ty tư vấn thiết kế cơ điện; Các nhà máy chế tạo, lắp ráp ôtô; Các nhà máy chế tạo cơ khí; Các công ty lắp máy; Các công ty cơ điện,…

* Các chuyên môn hóa:

          Cơ khí chế tạo máy.

          – Cơ khí động lực.

          – Cơ khí chuyên dùng.

 

2.1.3. Ngành Công thôn:

* Mục tiêu:

          Đào tạo các kỹ sư có khả năng thiết kế, chỉ đạo thi công, quản lý sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng quy mô vừa và nhỏ; Có khả năng thiết kế, tổ chức thực hiện dây chuyền công nghệ khai thác – chế biến bảo quản nông lâm sản; Có khả năng thiết kế cải tiến, sử dụng, sửa chữa máy và thiết bị cơ điện.

* Vị trí làm việc sau khi ra trường:

          Làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương về lĩnh vực công nghiệp phát triển nông thôn.

          – Các viện nghiên cứu, các trường đại học và cao đẳng và trung học chuyên nghiệp về lĩnh vực công nghiệp phát triển nông thôn.

          – Các công ty tư vấn thiết kế; Các công ty xây dựng công trình; Các nhà máy cơ khí; Các nhà máy lắp ráp ôtô; Các công ty cơ điện; Các công ty lâm nghiệp; Các doanh nghiệp công – nông – lâm nghiệp, …

*  Các chuyên môn hóa:

          Kỹ thuật cơ khí.

          – Kỹ thuật xây dựng công trình.

          – Kỹ thuật điện và tự động hóa.

          – Công nghệ và máy chuyên dùng.

2.2. Đào tạo sau đại học:

        – Đào tạo thạc sỹ: Kỹ thuật máy và thiết bị cơ giới hóa nông lâm nghiệp.

          – Đào tạo tiến sỹ: Kỹ thuật máy và thiết bị cơ giới hóa nông lâm nghiệp.

3. Cơ cấu tổ chức của Khoa:

          Khoa có 6 Bộ môn và 01 Trung tâm thí nghiệm – thực hành:

   Bộ môn Kỹ thuật cơ khí. Chủ nhiệm: TS. Lê Văn Thái

   Bộ môn Công nghệ và  máy chuyên dùng. Chủ nhiệm: TS. Dương Văn Tài

   Bộ môn Kỹ thuật Công trình.  Chủ nhiệm: ThS. Phạm Quang Thiền

   Bộ môn Kỹ thuật điện và tự động hóa.  Chủ nhiệm:  KS. Trần Kim Khôi

   Bộ môn Vật lý. Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Văn Hoà

   Bộ môn Cơ sở kỹ thuật công nghiệp. Chủ nhiệm: ThS. Lê Thị Kiểm

   Trung tâm thí nghiệm – thực hành. Giám đốc: ThS. Phạm Văn Lý

4.  Đội ngũ cán bộ giảng dạy:

          Tổng số cán bộ viên chức của Khoa có 41 cán bộ cơ hữu và 5 cán bộ kiểm giảng. Trong đó:

          + Tiến sỹ: 04 người và 06 người đang học tiến sỹ tại nước ngoài;

          + Thạc sỹ: 21 người;

          + 10 người đang học cao học trong và ngoài nước;

          + Kỹ sư: 08 người;

          + Kỹ thuật viên: 03 người

5. Cơ sở vật chất đào tạo:

          Hiện nay, Khoa có 18 phòng thí nghiệm với 150 đơn vị thiết bị máy và 01 gara ôtô – máy kéo. Cụ thể:

TT

Tên phòng thí nghiệm

TT

Tên phòng thí nghiệm

1

Phòng thí nghiệm Vật lý A1

11

Phòng thí nghiệm Công trình

2

Phòng thí nghiệm Vật lý A2

12

Phòng thí nghiệm Vật liệu xây dựng

3

Phòng thí nghiệm đo lường

13

Phòng thí nghiệm Sức bền vật liệu

4

Phòng thí nghiệm tự động hóa

14

Phòng thực hành CNC

5

Phòng thí nghiệm kỹ thuật điện

15

Phòng thí nghiệm vật liệu kỹ thuật

6

Phòng thực hành cấu tạo ô tô – máy kéo

16

Phòng thí nghiệm công nghệ sau thu hoạch

7

Phòng thực hành sửa chữa máy động lực

17

Phòng thí nghiệm công nghệ và máy chuyên dùng

8

Phòng thí nghiệm Điện ô tô

18

Phòng thí nghiệm truyền động thủy lực

9

Phòng cân chỉnh bơm cao áp

19

Gara ôtô – máy kéo

10

Phòng máy tính và vẽ kỹ thuật

 

 

 6. Hoạt động khoa học công nghệ những năm gần đây:

1.1. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước:

          – Nghiên cứu lựa chọn công nghệ và hệ thống thiết bị cơ giới hóa các khâu làm đất, trồng, chăm sóc rừng trồng và khai thác gỗ. TS. Lê Tấn Quỳnh (2004-2006).

          – Nghiên cứu công nghệ và thiết kế chế tạo các thiết bị chuyên dụng chữa cháy rừng. TS. Dương Văn Tài (2006-2010).

1.2. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ:

          – Nghiên cứu thiết kế chế tạo và thử nghiệm thiết bị chuyên dùng lắp với nguồn động lực cỡ nhỏ để đào hố trồng cây, phát thực bì phục vụ chăm sóc rừng. PGS.TS. Nguyễn Nhật Chiêu (2006).

          – Nghiên cứu công nghệ, cải tiến, thiết kế, chế tạo một số thiết bị phục vụ khai thác chọn rừng tự nhiên nhằm nâng cao tỷ lệ tận dụng gỗ và hạn chế tác động xấu đến môi trường xung quanh. TS. Nguyễn Văn Quân (2006-2009).

1.3. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở:

          – Nghiên cứu khảo nghiệm và cải tiến một số thiết bị chữa cháy rừng tác nhân chữa cháy là không khí, đất cát và nước ở dạng sương. TS. Dương Văn Tài (2008).

          – Thiết kế thực nghiệm khí cầu điều khiển tự động quan sát phòng chống cháy rừng. KS. Trần Kim Khôi (2008-2009).

1.4. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường:

          – Xác định lực công nghệ tác dụng lên máy kéo khi kéo gỗ theo phương pháp kéo nửa lết. PGS.TS. Nguyễn Nhật Chiêu (1995).

          – Nghiên cứu áp dụng đường cáp phi kim để phục vụ một số khâu trong sản xuất lâm nghiệp. TS. Lê Văn Thái (2000).

          – Xác định tỷ suất lực cắt khi xẻ gỗ keo lá tràm (Acacia auriculiformics Cunn) bằng cưa đĩa. ThS. Phạm Văn Lý, Nguyễn Văn Tựu (2003).

          – Nghiên cứu xác định một số tính chất cơ lý của hỗn hợp ruột bầu dinh dưỡng làm cơ sở cho việc thiết kế thiết bị cơ giới. TS. Lê Văn Thái (2003).

          – Đánh giá ảnh hưởng của dao động máy kéo đến người lái trong điều kiện của sản xuất lâm nghiệp. ThS. Nguyễn Văn Vệ (2003)

          – Ứng dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan vào việc đánh giá kết quả học tập môn học vật lý của sinh viên Trường Đại học lâm nghiệp. ThS. Nguyễn Văn Hòa (2003).

          – Ứng dụng lý thuyết dẻo để giải các bài toán sức bền vật liệu. ThS. Lê Thị Kiểm (2004)

          – Thiết kế quy hoạch phân chia lưới nước phục vụ chống cháy rừng tại Núi Luốt – Trường Đại học Lâm nghiệp. ThS. Phạm Quang Thiền (2004).

          – Nghiên cứu thiết kế thiết bị bán cơ giới phục vụ công tác tạo bầu ươm cây giống lâm nghiệp. TS. Lê Văn Thái (2004).

          – Nghiên cứu tiềm năng  và quy hoạch thiết kế các công trình cơ sở hạ tầng nhằm phát triển rừng Asean tại Kỳ Sơn – Hoà Bình. ThS. Phạm Quang Thiền (2005).

          – Nghiên cứu nâng cấp công trình Đất và các giải pháp an toàn đập đất – hồ chứa tại Kỳ Sơn – Hoà Bình và Đồng Mô – Hà Tây. ThS. Phạm Quang Thiền (2005).

          – Nghiên cứu thiết kế cải tiến cơ cấu căng lưỡi cưa vòng CD3 tại Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm và chuyển giao công nghệ CNR. TS. Lê Văn Thái (2006)

          – Thiết kế chế tạo thiết bị đo và điều khiển tự động độ ẩm không khí cho lò sấy tách ẩm. KS. Trần Kim Khôi (2006)

          – Nghiên cứu các giải pháp cải tạo nâng cấp công trình bảo vệ bờ và mái trên hệ thống thủy nông Phù Sa – Hà Tây. ThS. Phạm Quang Thiền (2006).

          – Nghiên cứu các giải pháp cải tạo nâng cấp các trạm bơm truyền trên tuyến kênh chính của hệ thống thủy nông Phù Sa Hà Tây. ThS. Phạm Quang Thiền (2007).

          – Nghiên cứu thiết kế lưỡi khoan hố trồng cây. ThS. Trần Đình Tuyển (2007).

          – Xây dựng chương trình tính toán các bộ truyền cơ khí bằng ngôn ngữ MAPLE 10. ThS. Lê Thị Kiểm (2007).

          – Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng và tiết kiệm điện năng mang điện hạ áp 10/0,4 KV trường Đại học Lâm nghiệp. KS. Trần Kim Khôi (2007)

          – Nghiên cứu sự hình thành lũ trên lưu vực thượng nguồn sông cầu phục vụ xây dựng công trình giao thông – thủy lợi tỉnh Bắc Cạn. ThS. Phạm Văn Tỉnh (2008).

          – Xây dựng chương trình thiết kế các liên kết trong máy và tự động vẽ chi tiết  máy trên máy tính. ThS. Lê Thị Kiểm (2008).

          – Xây dựng mô hình mô phỏng chuyển động, lắp ráp và bản vẽ mẫu một số hộp giảm tốc. ThS. Lê Thị Kiểm (2009).

          – Nghiên cứu cải tiến máy phát thực bì lắp trên máy kéo Shibaura phục vụ cắt tỉa cây cảnh quan và thực bì hai bên đường trong khuôn viên Trường đại học lâm nghiệp. TS. Lê Văn Thái  (2009).

          – Thiết kế, chế tạo cần treo gỗ có khớp đàn hồi lắp trên máy kéo bánh hơi 18-30 mã lực để vận xuất gỗ rừng trồng. ThS. Nguyễn Văn An (2009).

7. Hướng nghiên cứu trong các năm tới:

          – Nghiên cứu công nghệ và thiết bị cơ giới hóa trồng chăm sóc rừng trên đất dốc.

          – Nghiên cứu công nghệ và thiết bị khai thác theo hướng giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên rừng.

          – Nghiên cứu công nghệ và thiết bị cơ giới hóa khâu phòng trừ sâu bệnh và chữa cháy rừng.