Trong những ngày ở Nhật Bản, đoàn đã tham gia một số hoạt động chính:
– Thăm và làm việc với lãnh đạo Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Shizuoka.
– Làm việc với Chủ nhiệm Bộ môn Lâm sinh, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Shizuoka.
– Tham dự Hội nghị lần thứ nhất Hội các trường đại học Châu Á.
– Làm việc với Hiệu trưởng Trường Đại học Shizuoka.
– Làm việc với với quỹ Keidanren (KNCF).
– Làm việc với lãnh đạo Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Tokyo.
Tại buổi làm việc với Chủ nhiệm Bộ môn Lâm sinh và Chủ nhiệm Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Shizuoka, hai bên đã báo cáo những kết quả đã đạt được về lĩnh vực Lâm nghiệp và đặc biệt là một số lĩnh vực thế mạnh của Trường Đại học Shizuoka, như: sói mòn đất, điều tra quy hoạch, kỹ thuật lâm sinh,… Hai bên đã nhất trí tiếp tục hợp tác trao đổi cán bộ và sinh viên trong đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Tại Hội nghị lần thứ nhất Hội các trường đại học Châu Á tại Nhật Bản, sau bài phát biểu chào mừng của Hiệu trưởng Trường Đại học Shizuoka, các trường đại học đã trình bày báo cáo. Đoàn Trường ĐHLN đã trình bày về những điểm chính về Nhà trường: quá trình thành lập và phát triển, các kết quả đạt được trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, định hướng chiến lược phát triển. Kết thúc Hội nghị các trường đã thống nhất chủ trương hợp tác trong: đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trao đổi sinh viên và cán bộ, trao đổi thông tin trong lĩnh vực mà là các thế mạnh của các trường.
Tại buổi làm việc với Hiệu trưởng Trường Đại học Shizuoka, hai trường đã thống nhất sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và đặc biệt thực hiện các dự án về nghiên cứu tại các khu rừng của Trường ĐHLN tại Hà Nội và Đồng Nai, triển khai các dự án tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, hợp tác trong trao đổi cán bộ và sinh viên. Trước mắt là Chương trình Cầu nối Châu Á, với mục tiêu đào tạo 40 Cử nhân Đại học và 40 Thạc sỹ người nước ngoài và 40 Cử nhân đại học và 60 Thạc sỹ người Nhật bản tại Trường Đại học Shizuoka, Nhật bản.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo Quỹ bảo tồn thiên nhiên Keidanren (Nghiệp đoàn các doanh nghiệp kinh tế Nhật bản – KNCF) tại trụ sở Quỹ ở Tokyo, Nhật Bản, hai bên đã trao đổi về những kết quả bước đầu của dự án thành lập trung tâm đào tạo về bảo tồn thiên nhiên cho sinh viên người dân tộc thiểu số đang học tập tại Trường do Quỹ KNCF tài trợ. Nhà trường sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động tiếp theo trong khuôn khổ dự án nhằm đạt được mục tiêu tăng cường nhận thức về bảo tồn thiên nhiên cho con em người dân tộc thiểu số và nâng cao nhận thức của gia đình và người dân tại quê hương của các em.
Tại buổi làm việc với Chủ nhiệm Khoa Nông nghiệp và các giáo sư thuộc Trường Đại học Tokyo, Nhật bản, hai bên đã thống nhất sẽ hợp tác trong đào tạo và đặc biệt thực hiện các chương trình thực tập của sinh viên tại Việt Nam và các hoạt động trao đổi giảng viên giữa hai trường và xúc tiến các chương trình hợp tác nghiên cứu giữa hai bên.
Có thể nói chuyến đi của đoàn đã thành công và mở ra hướng mới cho hợp tác quốc tế với các đối tác Nhật Bản của trường Đại học Lâm nghiệp. Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa tin về chuyến đi của đoàn.
Một số hình ảnh tiêu biểu của đoàn công tác tại Nhật Bản
Đoàn công tác Trường Đại học Lâm nghiệp làm việc với lãnh đạo Trường Đại học Shizuoka
PGS.TS. Trần Văn Chứ – Hiệu trưởng Nhà trường và GS.TS. Yukihiro – Hiệu trưởng Trường Đại học Shizuoka
Làm việc với GS.TS. Suzuki – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Shizuoka
Làm việc với Chủ nhiệm Bộ môn Lâm sinh, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Shizuoka, Prof. Dr Mizunaga
..Cùng Chủ nhiệm Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Shizuoka, Prof.Dr, Akira Nukaya
Chụp hình lưu niệm tại Trường Đại học Shizuoka
Một số hình ảnh tại hội thảo
Đoàn công tác thăm và làm việc với Trưởng Khoa Nông nghiệp, ĐH Tokyo
Thăm và làm việc với Phó Giám đốc Quỹ KNCF (Keidanren Committee on Nature Conservation)