Hội đồng đánh giá luận án có mặt 07/07 thành viên theo quyết định số: 1192/QĐ-ĐHLN-ĐTSĐH ngày 07 tháng 6 năm 2022 của Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp, gồm:
STT | Họ và tên Thành viên Hội đồng | Chức trách trong Hội đồng | Đơn vị công tác |
1 | GS.TS. Phạm Văn Điển | Chủ tịch HĐ | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2 | PGS.TS. Lê Bảo Thanh | Thư ký HĐ | Trường Đại học Lâm nghiệp |
3 | TS. Đỗ Xuân Lân | Phản biện1 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
4 | TS. Đỗ Quý Mạnh | Phản biện 2 | Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình |
5 | PGS.TS. Lê Xuân Trường | Phản biện 3 | Trường Đại học Lâm nghiệp |
6 | PGS.TS. Trần Ngọc Hải | Uỷ viên HĐ | Trường Đại học Lâm nghiệp |
7 | TS. Nguyễn Xuân Dũng | Uỷ viên HĐ | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Tên đề tài luận án “Nghiên cứu sử dụng tư liệu viễn thám quang học và Radar trong giám sát rừng ngập mặn ven biển ở một số tỉnh phía bắc Việt Nam”. Luận án được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trần Quang Bảo và PGS.TS. Nguyễn Hải Hòa.
Sau khi nghe NCS Nguyễn Trọng Cương trình bày tóm tắt kết quả luận án, Thành viên Hội đồng nhận xét đánh giá và tổng hợp ý kiến đóng góp của các nhà khoa học về bản tóm tắt của Luận án, các thành viên khác của Hội đồng và người tham dự tiếp tục đưa ra những ý kiến nhận xét, góp ý và đặt nhiều câu hỏi liên quan đến các nội dung chuyên môn của Luận án.
Hội đồng đã thảo luận và thống nhất: Hình thức và Nội dung của Luận án đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một luận án tiến sĩ, chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng; mã số: 9620211 với số phiếu tán thành là 07/07. Thay mặt Hội đồng, GS.TS. Phạm Văn Điển – Chủ tịch Hội đồng đã đọc bản Quyết nghị của Hội đồng, theo đó đã nêu rõ được những kết quả chính, những đóng góp mới của Luận án cho khoa học và thực tiễn.
Ý nghĩa về lý luận, thực tiễn của luận án:
Về lý luận: Kết quả của luận án đưa ra phương pháp cập nhật, theo dõi biến động rừng ngập mặn tự động trên nền tảng công nghệ hiện đại. Ứng dụng hướng dẫn các bước đánh giá biến động rừng ngập mặn tự động cho phép các nhà quản lý, nhà khoa học có thể kiểm tra thực trạng diện tích và/hoặc sự biến động rừng ngập mặn trong quá khứ, đảm bảo độ chính xác bằng cách kết hợp cả hai loại tư liệu quang học và Radar.
Về thực tiễn: Luận án là công trình nghiên cứu kỹ lưỡng về đặc điểm quang phổ của rừng ngập mặn trong các tư liệu viễn thám trung bình, về khả năng giám sát rừng ngập mặn của các tư liệu ảnh Landsat-8, Sentinel-1, Sentinel-2; Lựa chọn tư liệu phù hợp để phân loại rừng ngập mặn; Phương pháp phân loại rừng ngập mặn từ các ngưỡng chỉ số; Kết hợp các tư liệu Quang học và Radar để giám sát rừng ngập mặn; Thông qua kết quả của luận án, khẳng định khả năng sử dụng ảnh vệ tinh Sentinel-1 và Sentinel-2 và kết hợp hai tư liệu ảnh này trong việc xác định biến động rừng ngập mặn cho một số tỉnh ven biển phía bắc nói riêng và cả nước nói chung, Luận án một lần nữa khẳng định việc sử dụng chỉ số rừng ngập mặn kết hợp CMRI (Combine Mangrove Recognition Index) và giá trị tán xạ ngược VH để phân loại và giám sát rừng ngập mặn là hoàn toàn phù hợp và có độ chính xác cao. Luận án cung cấp cơ sở lý luận cho việc áp dụng các ngưỡng chỉ số rừng ngập mặn trên nền tảng công nghệ Google Earth Engine để phân loại và giám sát rừng ngập mặn có thể được sử dụng để tham khảo cho các nghiên cứu về sau.
Những điểm mới, đóng góp mới của luận án:
Luận án đã xác định được cơ sở khoa học và thực tiễn cho việ sử dụng ảnh/tổ hợp ảnh quang học Sentinel-2 và Radar Sentinel-1 trong việc xác định và giám sát hai chỉ tiêu quan trọng của rừng ngập mặn là phân bố và diện tích, đảm bảo độ chính xác cho phép và giảm chi phí điều trâ; Đã xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật sử dụng ảnh/tổ hợp ảnh quang học và radar trong việc giám sát phân bố và diện tích rừng ngập mặn.
Kết thúc Lễ bảo vệ, Luận án của NCS Nguyễn Trọng Cương đã được Hội đồng đánh giá cao về tính khoa học và thực tiễn. Với việc bảo vệ thành công trước Hội đồng cấp Trường, NCS Nguyễn Trọng Cương xứng đáng nhận học vị Tiến sĩ. Hội đồng đã đề nghị Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp cấp bằng Tiến sĩ, chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng cho NCS Nguyễn Trọng Cương.
Một số hình ảnh buổi bảo vệ luận án
GS.TS. Phạm Văn Điển – Chủ tịch Hội đồng điều hành buổi bảo vệ
Nghiên cứu sinh Nguyễn Trọng Cương tự tin trình bày luận án trước Hội đồng
PGS.TS. Lê Bảo Thanh – Thư ký hội đồng đọc bản nhận xét của các nhà nghiên cứu khoa học
Các thành viên Hội đồng đọc bản nhận xét đánh giá Luận án
PGS.TS. Trần Quang Bảo – Đại diện người HDKH phát biểu chúc mừng nghiên cứu sinh
PGS.TS. Cao Quốc An – Chủ tịch Hội đồng trường đại diện đơn vị đào tạo phát biểu và tặng hoa chúc mừng NCS
NCS Nguyễn Trọng Cương chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng đánh giá luận án