Hội thảo nằm trong khuôn khổ Nhiệm vụ khoa học Nghị định thư ” nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất Trầm hương theo hướng bền vững ở Việt Nam của trường Đại học Lâm nghiệp và đối tác Trung tâm nghiên cứu Juelic – Viện nghiên cứu khoa học thực vật – Cộng hòa liên bang Đức.
Tham dự hội thảo có GS.TS Trần Văn Chứ – Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS. Trần Quang Bảo – Phó Hiệu trưởng; GS.TS. Nguyễn Thế Nhã – Chủ nhiệm dự án phía Việt Nam; TS. Claudio Cerboncini – Chủ nhiệm dự án phía Cộng hòa Liên Bang Đức, cùng lãnh đạo các cơ quan nghiên cứu: Viện Công nghệ sinh học Việt Nam; Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; Hội Trầm hương Việt Nam, Viện sinh thái tài nguyên sinh vật; Đại học Khoa học tự nhiên; các đại biểu từ chính quyền địa phương nơi nghiên cứu; các doanh nghiệp trong ngành Trầm hương cùng các nhà khoa học trong và ngoài trường.
Trầm hương là phần gỗ thơm ở cây Dó làm hương liệu và dược liệu được coi là lâm sản có giá trị thương mại quốc tế nhất hiện nay. Con người đã khai thác và sử dụng Trầm hương từ hàng ngàn năm qua, nhất là vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, nạn khai thác có tính chất tàn phá, làm cho loài cây tạo ra Trầm hương trong tự nhiên có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Hội thảo đã nghe các báo cáo tham luận:
Tình trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển các loài Dó trầm Việt Nam – GS. TS. Nguyễn Thế Nhã
Công nghệ tạo Trầm hương khu vực rừng trồng – TS. Nguyễn Thành Tuấn – TS. Claudio Cerboncini
Kinh nghiệm phát triển bền vững Trầm hương của các doanh nghiệp Việt Nam – Công ty Lâm Viên; Công ty Đông Sơn
Công nghệ tạo Trầm hương invitro – NCS. Nguyễn Thị Thơ – Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
Khái quát về thị trường và chính sách phát triển Trầm hương Việt Nam: PGS.TS. Nguyễn Huy Sơn – PGS.TS. Trần Ngọc Hải; đại diện Hội Trầm hương Việt Nam
Công nghệ xác định chất lượng Trầm hương Việt Nam – TS. Claudio Cerboncini
Tại hội thảo, các đại biểu, nhà khoa học đã đóng góp, tham luận nhiều ý kiến thiết thực xoay quanh các vấn đề như: định danh các loài Dó trầm tại Việt Nam, đánh giá chất lượng Trầm hương từ các loại Dó trầm; công nghệ sản xuất chế phẩm, kỹ thuật và cơ chế tạo ra Trầm hương; khoanh vùng bảo tồn những loài Dó trầm trong tự nhiên; nghiên cứu quy hoạch, quản lý và khai thác bền vững. Đặc biệt, Hội thảo nhận được nhiều quan tâm của các doanh nghiệp có tiếng trong ngành Trầm hương Việt Nam và mở ra nhiều cơ hội trong hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ liên quan.
Một số hình ảnh Hội thảo:
GS.TS Trần Văn Chứ – Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu chỉ đạo
PGS.TS. Hoàng Văn Sâm – Trưởng Phòng Hợp tác quốc tế chủ trì Hội thảo
GS.TS. Nguyễn Thế Nhã – Chủ nhiệm dự án phía Việt Nam
TS. Claudio Cerboncini – Chủ nhiệm dự án phía Juelic – Cộng hòa Liên Bang Đức
Toàn cảnh Hội thảo
Lưu niệm Hội thảo