Câu hỏi thường gặp

Chương trình đào tạo - tốt nghiệp

Thí sinh tự do nộp hồ sơ ở đâu? (Đinh Duy Tân)
Trả lời: 1. Thí sinh tự do sẽ đăng ký thi THPT quốc gia 2022 cùng thời gian với thí sinh lớp 12. Như năm trước, thời gian đăng ký dự thi sẽ diễn ra vào khoảng đầu và giữa tháng 4/2022. Tuy nhiên, năm nay do tình hình dịch bệnh phức tạp, thời gian đăng ký sẽ muộn hơn một chút. Cụ thể, thí sinh đăng ký từ 15/6-30/6. 2.Thí sinh thi lại sẽ mua hồ sơ tại các nhà sách lớn trên cả nước hoặc phòng GD&ĐT của quận/huyện. Thí sinh tự do nộp hồ sơ tại các trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc phòng giáo dục quận/huyện nơi thuận tiện nhất cho thí sinh.
Cho em hỏi là Thí sinh tự do có được cộng điểm vùng hay không? (Trần Khánh Hoàng)

Trả lời:  Thí sinh tự do vẫn được tính ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng giống như thí sinh THPT. Trong đó, thí sinh học 3 năm THPT và tốt nghiệp tại khu vực nào sẽ hưởng điểm ưu tiên theo khu vực đó.

Có thể học hai bằng cùng một lúc được không? (Lê Nam)
Trả lời: Các bạn hoàn toàn có thể học song hành hai bằng Đại học với học chế tín chỉ.

Khi học theo học chế tín chỉ, sinh viên được chủ động sắp xếp thời gian học tập, rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học tập và lựa chọn môn học, số lượng môn học trong từng học kỳ; được xét chuyển ngành học/lựa chọn ngành trong cùng nhóm ngành trong thời gian học hoặc học bổ sung các môn học của ngành khác trong cùng nhóm ngành để được nhận thêm văn bằng. Đồng thời, sinh viên được theo dõi và đánh giá liên tục trong suốt quá trình học thông qua các bài tập, kiểm tra, đề tài,…để giúp sinh viên đánh giá và nâng cao khả năng của mình.

Đối với học chế tín chỉ sinh viên có thể học một lúc nhiều môn học của chương trình. Dựa trên số tín chỉ sinh viên tích lũy được, sinh viên có thể được cấp hai bằng sau khi tốt nghiệp. Trong quá trình học sinh viên có thể đổi ngành học của mình trong cùng nhóm ngành. Các quy định cụ thể sẽ được phổ biến đến sinh viên khi nhập học chính thức. (theo quy định đào tạo tín chỉ).
Xét tuyển vào trường được học ở đâu? (Lê Huy Khôi)
Trả lời: Trường hiện nay có Trụ sở chính đóng tại Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội, Phân Hiệu của Trường tọa lạc tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai và Tổ 4, Phường Chi Lăng, Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai. Trường tuyển sinh trên phạm vi cả nước, nên em hoàn toàn có thể chọn học tại 1 trong 3 địa điểm trên sao cho phù hợp nhất.

KHEN THƯỞNG - KỶ LUẬT - BẢO HIỂM - CHÍNH SÁCH SV

Cho em hỏi các hình thức khen thưởng cho Sinh viên? (Trần Văn Đông)
Trả lời:

1. Khen thưởng thường xuyên, kịp thời đối với cá nhân và tập thể lớp SV đạt thành tích xứng đáng để biểu dương, khen thưởng. Cụ thể:

a) Đoạt giải trong các cuộc thi Olympic các môn học, thi nghiên cứu khoa học, các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật, học thuật, văn hóa, văn nghệ, thể thao;

b) Đóng góp có hiệu quả trong công tác Đảng, Đoàn thanh niên, Hội SV, trong hoạt động thanh niên xung kích, SV tình nguyện, giữ gìn an ninh trật tự, các hoạt động trong lớp, khoa/viện, trong ký túc xá, hoạt động xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao;

c) Có thành tích trong việc thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, bảo đảm an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, dũng cảm cứu người bị nạn, chống tiêu cực, tham nhũng;

d) Các thành tích đặc biệt khác.

Nội dung, hình thức và mức khen thưởng thường xuyên do Hiệu trưởng quy định.

2. Thi đua, khen thưởng toàn diện, định kỳ đối với cá nhân và tập thể lớp SV được tiến hành vào cuối năm học, khóa học. Cụ thể:

a) Khen thưởng năm học

* Đối với cá nhân:

- Danh hiệu cá nhân gồm 3 loại: Khá, Giỏi, Xuất sắc.

- Tiêu chuẩn xếp loại:

+ Đạt danh hiệu SV Khá: xếp loại học tập và rèn luyện từ khá trở lên;

+ Đạt danh hiệu SV Giỏi: xếp loại học tập từ giỏi trở lên và xếp loại rèn luyện từ tốt trở lên;

+ Đạt danh hiệu SV Xuất sắc: kết quả học tập đạt từ 3,6 (thang điểm 4) hoặc từ 9,0 (thang điểm 10) trở lên và xếp loại rèn luyện xuất sắc.

- Danh hiệu cá nhân được lưu vào hồ sơ quản lý SV.

- Không xét khen thưởng đối với SV bị kỷ luật hoặc có điểm kết thúc học phần trong năm học đó dưới mức trung bình.

Nội dung, mức khen thưởng đối với cá nhân do Hiệu trưởng quy định

* Đối với tập thể lớp SV:

- Danh hiệu tập thể lớp SV gồm 2 loại: Lớp SV Tiên tiến và Lớp SV Xuất sắc.

- Tiêu chuẩn Lớp SV Tiên tiến:

+ Có từ 25% SV đạt danh hiệu SV Khá trở lên;

+ Có cá nhân đạt danh hiệu SV Giỏi trở lên;

+ Không có cá nhân xếp loại học tập kém hoặc rèn luyện kém, bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên;

+ Tập thể đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện, tổ chức nhiều hoạt động thi đua và tích cực hưởng ứng phong trào thi đua trong Trường.

- Tiêu chuẩn Lớp SV Xuất sắc: đạt tiêu chuẩn Lớp SV Tiên tiến và có từ 10% SV đạt danh hiệu SV Giỏi trở lên, có cá nhân đạt danh hiệu SV Xuất sắc.

Nội dung, mức khen thưởng đối với tập thể lớp SV đạt danh hiệu Tiên tiến, Xuất sắc do Hiệu trưởng quy định.

b) Khen thưởng toàn khóa học

* Đối với cá nhân:

- Tiêu chuẩn danh hiệu SV Khá, Giỏi, Xuất sắc toàn khóa: như phần a, mục 2, Điều 7. Điểm TBCQĐ và điểm rèn luyện xét là điểm TBCQĐ và điểm rèn luyện toàn khoá học. Số môn thi lại không quá hai môn trong toàn khoá học.

- Danh hiệu SV có nhiều đóng góp cho phong trào chung: kết quả học tập toàn khoá phải đạt từ trung bình khá trở lên.

Tất cả các danh hiệu trên đều không xét đối với SV đã bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo lớp trở lên.

* Đối với tập thể lớp: Tiêu chuẩn danh hiệu Lớp SV Tiên tiến toàn khoá học và Lớp SV Xuất sắc toàn khoá học như phần a, mục 2, Điều 7.

Các hình thức kỷ luật đối với Sinh viên vi phạm? (Trần Kim Anh)
Trả lời:

1. Những SV có hành vi vi phạm thì tùy tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm có thể được nhắc nhở, phê bình hoặc phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:

a) Khiển trách: áp dụng đối với SV có hành vi vi phạm lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ;

b) Cảnh cáo: áp dụng đối với SV đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên hoặc mới vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng;

c) Đình chỉ học tập có thời hạn: áp dụng đối với những SV đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi SV không được làm; SV vi phạm pháp luật bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Tùy từng trường hợp cụ thể, Hiệu trưởng căn cứ vào quy chế đào tạo để quyết định thời hạn đình chỉ học tập theo các mức: đình chỉ một học kỳ, đình chỉ một năm học hoặc đình chỉ theo thời gian SV bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo.

d) Buộc thôi học: áp dụng đối với SV đang trong thời gian bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến Nhà trường và xã hội; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù giam.

2. Hình thức kỷ luật của SV từ cảnh cáo trở lên phải được lưu vào hồ sơ quản lý SV và thông báo cho gia đình SV. Trường hợp SV bị kỷ luật mức đình chỉ học tập có thời hạn hoặc buộc thôi học, Trường gửi thông báo cho địa phương và gia đình SV biết để phối hợp quản lý, giáo dục.

3. Nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật thực hiện theo quy định Phụ lục 01  theo Quy chế Công tác sinh viên.

Sinh viên được Nhà trường hỗ trợ như thế nào trong quá trình học tập? (Lê Nam)
Trả lời:

1. Tư vấn học tập

Tư vấn, hỗ trợ SV xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập phù hợp với mục tiêu và năng lực; cung cấp thông tin về chương trình đào tạo, hướng dẫn SV tiếp cận các nguồn lực (về học thuật, tài chính, kỹ thuật...) nhằm nâng cao khả năng, học tập hiệu quả.

2. Công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm

Tổ chức thực hiện các nội dung, biện pháp công tác tư vấn hướng nghiệp, việc làm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Tư vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe

a) Tư vấn, hỗ trợ SV khi gặp phải các vấn đề về tâm lý - xã hội; phối hợp tổ chức các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe để có sự hỗ trợ, can thiệp cần thiết khi SV gặp phải các vấn đề ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần;

b) Tổ chức khám sức khỏe đầu vào và định kỳ cho SV; tư vấn, tổ chức cho SV thực hiện Luật bảo hiểm y tế; sơ, cấp cứu, khám chữa bệnh ban đầu cho SV.

4. Hỗ trợ tài chính

Phối hợp với các tổ chức, cá nhân hảo tâm xây dựng, quản lý các quỹ học bổng; tổ chức trao học bổng tài trợ cho SV xuất sắc, SV có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

5. Hỗ trợ đặc biệt

Triển khai dịch vụ công tác xã hội trong trường học, tạo điều kiện giúp đỡ SV khuyết tật, SV diện chính sách, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

6. Tổ chức, quản lý các dịch vụ SV

Tổ chức dịch vụ cho SV như: internet, điện thoại, nhà ăn, căng tin, trông giữ xe, sân chơi, bãi tập, thiết chế văn hóa...

HỌC PHÍ - HỌC BỔNG - MIỄN GIẢM HỌC PHÍ

Đối tượng nào thì được miễn, giảm học phí? (Quách Minh Phương)
Trả lời: 1. Đối tượng được miễn học phí.

1.1. Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy Ban thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Ủy Ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Cụ thể:

- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong  thời kỳ kháng chiến; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh;

(Minh chứng: Giấy chứng nhận của cơ quan quản lý đối tượng người có công)

- Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; con của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con của bệnh binh; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

(Minh chứng: Giấy chứng nhận của cơ quan quản lý đối tượng người có công; Giấy xác nhận quan hệ giữa sinh viên và người có công)

1.2. Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa; (Minh chứng: Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã) 1.3. Sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế;

(Minh chứng: Giấy xác nhận của Bệnh viện quận, huyện, thị xã hoặc của Hội đồng xét duyệt xã, phường, thị trấn và Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về hoàn cảnh kinh tế)

1.4. Sinh viên hệ cử tuyển;

(Minh chứng: Hợp đồng ký kết giữa Tỉnh và Nhà trường)

1.5. Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

(Minh chứng: Giấy xác nhận thuộc hộ nghèo do UBND cấp xã cấp năm trong năm hiện hành; sổ hộ khẩu gia đình)

1.6. Sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người theo quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 của Thủ tướng chính phủ gồm: Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng, Cờ Lao, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn;

(Minh chứng: Giấy chứng nhận vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; Sổ hộ khẩu gia đình)

2. Đối tượng được giảm 50% học phí

Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.

(Minh chứng: Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng của Bố/Mẹ do Bảo hiểm xã hội cấp do tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp; Giấy chứng nhận của địa phương xác nhận sinh viên là con cán bộ viên chức bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp)

 - Cơ chế miễn, giảm học phí

 Việc miễn, giảm học phí sẽ được thực hiện trong suốt thời gian học tập tại Trường, trừ trường hợp có những thay đổi về lý do miễn hoặc giảm học phí.

Riêng các đối tượng là: sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa (mục 1.2); sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế (mục 1.3); sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (mục 1.5); sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn (mục 1.6) trong vòng 30 ngày kể từ ngày khai giảng hàng năm phải nộp bổ sung minh chứng về hoàn cảnh kinh tế để được miễn, giảm học phí theo quy định.

Nhà nước thực hiện cấp bù học phí trực tiếp cho Trường có đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí theo số lượng người học thực tế và mức thu học phí theo quy định tại Nghị định 49.

Sinh viên được miễn, giảm học phí 1 lần/môn học. Môn học đăng ký học lần thứ hai trở đi hoặc đăng ký học cải thiện điểm: sinh viên phải đóng 100% học phí và kinh phí đào tạo.

Các loại học bổng ở trường cho sinh viên? (Trần Khánh Hoàng)
Trả lời:

Mỗi năm, theo thống kê có khoảng 15-20 tỷ học bổng được dành cho sinh viên của Trường, trong đó có các loại học bổng sau:

Học bổng thường niên (tính 5 tháng/học kỳ) Đối với hệ đào tạo theo tín chỉ: Xuất sắc: 750.000 /tháng Giỏi:         650.000/tháng Khá:         550.000/tháng Đối với các lớp Chương trình tiên tiến: Xuất sắc: 1.400.000 /tháng Giỏi:         1.200.000/tháng Khá:         1.000.000 /tháng

Học bổng Nguyễn Trường Tộ, các học bổng giáo sư, học bổng dự án, học bổng liên kết, đặc biệt là học bổng Doanh nghiệp được trao từ các đơn vị liên kết với Nhà trường.

Ngoài ra Nhà trường hỗ trợ và giới thiệu sinh viên apply các học bổng du học tới các trường tại Mỹ, Đức, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, hoặc các trường tại các quốc gia khác theo nguyện vọng của sinh viên.



    PHÒNG ĐÀO TẠO

    P.103 - Nhà A2 ĐT: 024.33840707 - Chương trình đào tạo - Đăng ký, hủy tín chỉ - Kế hoạch đào tạo - Môn học - Thời khóa biểu - Lịch thi - Thông tin tuyển sinh - Tài khoản ĐK học - Tốt nghiệp.

    PHÒNG Chính trị và CTSV

    P.204 - Nhà A2 ĐT: 024 32939386 - Khen thưởng, kỷ luật - Xét học bổng - Miễn giảm học phí - Chế độ, chính sách - Quy định, quy chế - Xác nhận sinh viên. - Hồ sơ sinh viên. - Bảo hiểm

    PHÒNG HCTH

    P.201 - Nhà A2 ĐT: 0243.991.0528 - Hành chính tổng hợp - An ninh trật tự - Hệ thống Điện, nước - Công nghệ thông tin và Website

    PHÒNG KHẢO THÍ VÀ ĐBCL

    P.205 - Nhà A2 ĐT: 0243.991.0528 - Tổ chức thi - Hoãn thi - Phúc khảo - Điểm thi