Đào tạo Tiến sĩ tại Trường Đại học Lâm nghiệp

Các ngành đào tạo: 1. Lâm sinh 2. Điều tra và Quy hoạch rừng 3. Quản lý tài nguyên rừng 4. Kỹ thuật chế biến Lâm sản 5. Kỹ thuật cơ khí 6. Kinh tế nông nghiệp I. Mục tiêu đào tạo Đào tạo trình độ tiến sĩ là đào tạo những nhà khoa học…

Các ngành đào tạo:

1. Lâm sinh

2. Điều tra và Quy hoạch rừng

3. Quản lý tài nguyên rừng

4. Kỹ thuật chế biến Lâm sản

5. Kỹ thuật cơ khí

6. Kinh tế nông nghiệp

I. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo trình độ tiến sĩ là đào tạo những nhà khoa học có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành phù hợp; có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học, công nghệ và hướng dẫn nghiên cứu khoa học.

II. Hình thức và thời gian đào tạo

2.1. Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ đối với người đã có bằng thạc sĩ là 3 năm (36 tháng); đối với người có bằng tốt nghiệp đại học là 4 năm (48 tháng) tập trung liêntục.

2.2. Trường hợp nghiên cứu sinh (NCS) không học tập trung liên tục được Trường chấp nhận thì chương trình đào tạo nghiên cứu của NCS phải có tổng thời gian học nghiên cứu như theo quy định, trong đó có ít nhất 12 tháng tập trung liên tục tại Trường để thực hiện đề tài nghiên cứu.

III. Thời gian và hình thức tuyển sinh

3.1. Tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ được tổ chức từ 1 đến 2lần/năm.

3.2. Hình thức tuyển sinh: xét tuyển.

IV. Điều kiện dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ

Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải có các điều kiện sau:

4.1. Có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển. Trường hợp chưa có bằng thạc sĩ thì phải có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá trở lên, ngành phù hợp với chuyên ngành đăng dự tuyển.

Tùy theo tình hình thực tế hàng năm thông báo tuyển sinh sẽ thể hiện chi tiết các yêu cầu về kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc chuyên môn mà thí sinh cần có trước khi dự tuyển; các điều kiện về văn bằng, ngành học, điểm trung bình chung học tập toàn khóa ở trình độ đại học hoặc thạc sĩ để được dự tuyển vào các chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ của Trường.

Các trường hợp đặc biệt như người dự tuyển là người nước ngoài, người chuyển đơn vị đào tạo,… Trường sẽ thành lập Hội đồng cấp Trường để xét từng trường hợp cụ thể.

4.2. Có một bài luận dự định nghiên cứu, trong đó trình bày rõ ràng đề tài hoặc  lĩnh nghiên cứu, lý do lựa chọn lĩnh nghiên cứu, mục tiêu mong muốn đạt được, lý do lựa chọn cơ sở đào tạo; hoạch thực hiện trong từng thời của thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu; dự kiến việc làm sau khi tốt nghiệp; đề xuất người hướng dẫn.

4.3. Có hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh khoa học như giáo sư, phó giáo sư hoặc học tiến sĩ cùng chuyên ngành; hoặc một thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh khoa học hoặc học tiến sĩ cùng chuyên ngành và một thư giới thiệu của thủ trưởng đơn công tác của thí sinh.

Những người giới thiệu này cần có ít nhất 6 tháng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với thí sinh. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của người dự tuyển, cụ thể:

a. Phẩm chất đạo đức, đặc biệt đạo đức nghề nghiệp;

b. Năng lực hoạt động chuyên môn;

c. Phương pháp làm việc;

d. Khả năng nghiên cứu;

e. Khả năng làm việc theo nhóm;

g. Điểm mạnh và yếu của người dự tuyển;

l. Triển vọng phát triển về chuyên môn;

h. Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm NCS.

4.4. Có đủ trình độ ngoại ngữ để tham khảo tài liệu, tham gia hoạt động quốc chuyên môn phục nghiên cứu khoa học thực hiện đề tài luận án theo quy định

4.5. Được cơ quan quản lý nhân sự (nếu là người đã có việc làm), hoặc trường nơi sinh viên tốt nghiệp giới thiệu dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ.

Đối với người chưa có việc làm cần được địa phương nơi cư trú xác nhận nhân thân tốt và hiện không vi phạm pháp luật.

4.6. Cam kết thực hiện các nghĩa tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của Trường (đóng học phí; hoàn trả kinh phí với nơi đã cấp cho quá trình đào tạo nếu không hoàn thành luận án tiến sĩ).

5. Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ của người dự tuyển

5.1. Người dự tuyển phải có một trong các chứng chỉ hoặc văn bằng ngoại ngữ sau:

a. Chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung ngoại ngữ, trong thời hạn 2 năm tính đến ngày dự tuyển NCS, do một trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền hoặc một trường đại học trong nước đào tạo ngành ngoại ngữ tương ứng trình độ đại học cấp theo khung năng lực tương đương cấp độ, với dạng thức yêu cầu đề kiểm tra ngoại ngữ theo quy định;

b. Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài;

c. Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ.

5.2. Đối với ngoại ngữ khác với quy định, Thường trực Hội đồng Khoa học Đào tạo Trường xem xét đề nghị Hiệu trưởng quyết định.

6. Thông báo tuyển sinh

6.1. Chậm nhất ba tháng trước mỗi tuyển sinh, Trường sẽ ra thông báo tuyển sinh.

6.2. Thông báo tuyển sinh được niêm yết tại Trường, đến các cơ quan đơn có liên quan, đăng trên trang web của Trường (theo địa chỉ: http://sdh.vfu.edu.vn) và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, trong đó sẽ nêu rõ:

a. Chỉ tiêu tuyển sinh của từng chuyên ngành đào tạo do Hiệu trưởng quyết định căn cứ tổng chỉ tiêu tuyển sinh của Trường được Bộ phân giao;

b. Kế hoạch tuyển sinh;

c. Hồ sơ dự tuyển và thời gian nhận hồ sơ;

d. Thời gian xét tuyển, thời gian công bố kết quả tuyển chọn và thời gian nhập học;

e. Danh mục các hướng nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu hoặc đề tài nghiên cứu kèm theo danh sách các nhà khoa học có thể nhận hướng dẫn NCS, số lượng NCS có thể tiếp nhận theo từng hướng nghiên cứu hoặc lĩnh nghiên cứu;

g. Các yêu cầu, thông tin cần thiết khác đối với thí sinh trong kỳ tuyển sinh.