Viện Công nghiệp gỗ và Nội thất

Quyết định thành lập Tiền thân của Viện Công nghiệp gỗ và Nội thất là Khoa Công nghiệp rừng được thành lập năm 1964 – là một trong 3 khoa của Trường Đại học Lâm nghiệp khi thành lập. Năm 1991, Khoa Công nghiệp rừng giải thể, thành lập Khoa Chế biến lâm sản; bộ…

Quyết định thành lập

Tiền thân của Viện Công nghiệp gỗ và Nội thất là Khoa Công nghiệp rừng được thành lập năm 1964 – là một trong 3 khoa của Trường Đại học Lâm nghiệp khi thành lập. Năm 1991, Khoa Công nghiệp rừng giải thể, thành lập Khoa Chế biến lâm sản; bộ phận cơ khí lâm nghiệp và khai thác gỗ được sáp nhập vào Khoa Lâm nghiệp. Năm 2014,  Viện Công nghiệp gỗ được thành lập theo Quyết định số 5689/QĐ-BNN-TCCB ngày 30/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT trên cơ sở Khoa Chế biến Lâm sản và Trung tâm chuyển giao công nghệ Công nghiệp rừng. Từ ngày 01/4/2019, Bộ môn Nội thất thuộc Viện Kiến trúc cảnh quan và Nội thất được điều chuyển về Viện Công nghiệp gỗ. Đồng thời, Viện chính thức đổi tên thành Viện Công nghiệp gỗ và Nội thất theo Quyết định số 2155/QĐ-ĐHLN-TCCB  ngày 10/10/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp.

Viện Công nghiệp gỗ và Nội thất là đơn vị sự nghiệp, trực thuộc Trường ĐHLN, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Viện có chức năng đào tạo nguồn nhân lực ở các bậc đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và loại hình đào tạo khác; nghiên cứu khoa học; tư vấn, dịch vụ và sản xuất.          

Chức năng

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, tư vấn chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực chế biết gỗ và lâm sản, thiết kế nội thất, thiết kế công nghiệp, kiểm định chất lượng sản phẩm gỗ, kiểm định vật liệu, sản xuất đồ gỗ và thi công công trình nội thất thuộc nhiệm vụ của Trường Đại học Lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Cơ cấu tổ chức của Viện Công nghiệp gỗ và Nội thất gồm: Ban Lãnh đạo viện, 03 bộ môn, 01 trung tâm và 01 phòng.

Tổng số viên chức, lao động hợp đồng (Kể cả kiêm giảng):  44, trong đó có  02 giáo sư, 07 phó giáo sư; 17 tiến sĩ; 12 thạc sĩ; 06 kỹ sư, cử nhân.

Viện trưởng: PGS.TS. Lý Tuấn Trường

PhóViện trưởng: GVC.TS. Phan Duy Hưng

TTCác đơn vị thuộc ViệnTrưởng đơn vị
1Bộ môn Khoa học gỗPGS.TS.Tạ Thị Phương Hoa
3Bộ môn Công nghệ và Thiết bị CBGPGS.TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
4Bộ môn Thiết kế đồ gỗ và nội thấtGV.TS. Nguyễn Thị Hương Giang
5Trung tâm Thí nghiệm và Phát triển công nghệTS. Nguyễn Trọng Kiên
6Phòng Tổng hợpThS. Bùi Đình Toàn

Lĩnh vực hoạt động chính

● Đào tạo:

– Đào tạo đại học 02 ngành: Công nghệ Chế biến lâm sản, Thiết kế nội thất;

– Đào tạo thạc sỹ 02 ngành: Công nghệ chế biến Lâm sản; Mỹ thuật ứng dụng.

– Đào tạo tiến sỹ 01 ngành: Công nghệ chế biến Lâm sản.

– Đào tạo ngắn hạn: Đào tạo sơ cấp nghề 04 lĩnh vực đã được cấp chứng nhận; đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Nghiên cứu khoa học, công nghệ – các hướng chính: Nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ và thiết bị trong lĩnh vực chế biến gỗ và lâm sản; phòng chống mối và bảo quản các loại vật liệu gỗ, sản phẩm gỗ cho các công trình xây dựng; xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế – kỹ thuật về chế biến gỗ và lâm sản; nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mộc và trang trí nội thất.

Hợp tác Quốc tế: Các lĩnh vực gồm dự án nghiên cứu; trao đổi đào tạo sinh viên; học bổng

du học; các khóa đào tạo ngắn hạn; tham quan, giao lưu học thuật.

   Các tổ chức hợp tác: Đại học Lâm nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc; Đại học Gottingen, Đức; Đại học kỹ thuật Dresden, Đức; Học viện Lâm nghiệp Saint-Peterburg, Nga; Đại học Tây Hung ga ri; Đại học suzuka, Nhật Bản; Viện Nghiên cứu bảo tồn văn hóa Nara, Nhật bản; Hiệp Hội Gỗ Quốc tế; Đại học Melboune, Úc; Công ty keo dán CASCO, Singapore.

Dịch vụ: Kiểm định chất lượng gỗ, vật liệu gỗ, keo dán, chất phủ; sơ chế và sấy gỗ; tư vấn sản xuất và lắp đặt; tư vấn, thiết kế sản phẩm mộc và trang trí nội thất.

Cơ sở vật chất: Trung tâm Thí nghiệm và Phát triển công nghệ thuộc Viện có 06 phòng thí nghiệm với các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu thực hành và nghiên cứu khoa học và 02 xưởng thực hành với tổng diện tích khoảng 2000 m2 . Khu làm việc với đầy đủ các phòng làm việc cho Lãnh đạo, các bộ môn và phòng chức năng.

Truyền thống và những thành tích đạt được: Với truyền thống 56 năm xây dựng và phát triển, Viện đã đào tạo gần 5000 kỹ sư chế biến lâm sản và kỹ sư Thiết kế nội thất; hàng trăm học viên cao học, NCS; Gần 20 khóa tập huấn và đào ngắn hạn.

Từ năm 2015 đến nay, đã tham gia và nghiệm thu 02 đề tài cấp nhà nước; đã và đang thực hiện 06 đề tài cấp bộ, 04 đề tài cấp thành phố, 04 tiêu chuẩn ngành, 04 đề tài thuộc quỹ Naforted; 01 đề tài NCKH sinh viên đạt giải nhì cấp quốc gia (2017), 01 đạt giải 3 cấp quốc gia (2018); 01 dự án khởi nghiệp sinh viên đạt giải nhất cấp trường (2018).

Liên tục đạt danh hiệu TTLĐXS từ 2015 đến nay; Năm 2015 được tặng Bằng khen cấp Bộ.

Định hướng phát triển: Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội; Hợp tác với các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp chế biến, thương mại, bảo tồn về gỗ, lâm sản và thiết kế sản phẩm mộc, trang trí nội thất trong đào tạo, chuyển giao công nghệ nhằm gắn kết giữa đào tạo với thực tiễn; Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các tổ chức, doanh nghiệp; Tăng cường hợp tác quốc tế với các tổ chức và trường đại học danh tiếng trên thế giới về đào tạo, trao đổi sinh viên.

Địa chỉ liên h

Nhà T8, Trường Đại học Lâm nghiệp – Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội.

Điện thoại: 02432.232.052; 02432.232.053; 0912.635.383 (Viện trưởng).

Website: vcng.vnuf.edu.vn