Thông tin về Luận án của NCS Nguyễn Văn Ngoãn

Để đủ điều kiện bảo vệ luận án tiến sĩ theo quy định. Cơ sở đào tạo phải đăng công khai thông tin về luận án của NCS trên trang web của trường

THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

 

Tên luận án: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và khả năng chắn sóng của rừng ngập mặn ở Việt Nam

Tên tác giả: Nguyễn Văn Ngoãn.

Chuyên ngành: Kỹ thuật lâm sinh.                      

Mã số: 62.62.60.01.

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp.

Kết quả của luận án đã có những đóng góp mới về học thuật, lý luận, điểm mới về khoa học và thực tiễn sau đây:

1. Đóng góp mới về lý luận.

Luận án đưa ra lý luận của nghiên cứu về tiêu chuẩn rừng chắn sóng và giải pháp quản lý rừng chắn sóng ven biển trên cơ sở của lý thuyết hệ thống và lý thuyết nghiên cứu phát triển.

Luận án đã khái niệm được khả năng chắn sóng của rừng chính là khả năng làm giảm chiều cao sóng khi vào sâu trong đai rừng và tiêu chí đánh giá hiệu quả chắn sóng của rừng là mức giảm chiều cao sóng theo một đơn vị chiều dài khi vào sâu trong các đai rừng.

Luận án đã làm rõ được tiêu chuẩn rừng chắn sóng ven biển là tiêu chuẩn về cấu trúc, và bề rộng dải rừng ngập mặn đảm bảo chiều cao sóng sau dải rừng giảm xuống dưới mức nguy hiểm ngay cả khi sóng ven biển đạt những giá trị lớn nhất có thể. Nó được xác định trên cơ sở phân tích đặc điểm của sóng mạnh ở mỗi địa phương, khả năng chắn sóng ven biển của rừng và ngưỡng lớn nhất về chiều cao sóng không làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.

Luận án cũng cho thấy rừng chắn sóng ven biển vừa là những thực thể của hệ thống tự nhiên vừa là những thực thể của hệ thống kinh tế và xã hội. Sự tồn tại và phát triển của nó chịu ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội. Vì vậy, để quản lý rừng chắn sóng cần áp dụng cả những những giải pháp khoa học công nghệ và những giải pháp kinh tế xã hội, trong đó có những giải pháp quản lý trên cơ sở cộng đồng và giải pháp đồng quản lý.

2. Đóng góp mới về mặt  khoa học

Đề tài này là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về các giải pháp sử dụng rừng để chắn sóng ven biển. Nó cung cấp hệ thống số liệu đa dạng về đặc điểm cấu trúc rừng ngập mặn (RNM) liên quan đến khả năng chắn sóng, đặc điểm sóng biển, quy luật suy giảm chiều cao sóng trong RNM v.v…

Đề tài cũng đã xây dựng được những phương pháp nghiên cứu về cấu trúc rừng liên quan đến khả năng chắn sóng ven biển, phương pháp xác định tiêu chuẩn của rừng chắn sóng, đưa ra những chỉ số sử dụng trong nghiên cứu vai trò phòng hộ của rừng ven biển.

Đề tài đã trả lời được những câu hỏi còn tranh luận hiện nay như “khả năng chắn sóng của rừng như thế nào? cần diện tích rừng chắn sóng là bao nhiêu, phân bố ở đâu? Đặc điểm cấu trúc cần thiết của rừng chắn sóng như thế nào? làm thế nào để cộng đồng tham gia tích cực vào quản lý rừng phòng hộ chắn sóng ven biển v.v…

Kết qủa nghiên cứu của đề tài có giá trị như những nghiên cứu điển hình về hiệu quả môi trường của rừng chắn sóng, góp phần làm giàu thêm kiến thức về tác dụng nhiều mặt của chúng trong cuộc chiến bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế theo hướng giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay.

3. Đóng góp mới về thực tiễn

Đề tài tạo ra kết quả chính là bộ tiêu chuẩn rừng chắn sóng ven biển, các giải pháp tổng thể cho quản lý rừng chắn sóng ven biển. Chúng sẽ trở thành những căn cứ khoa học để Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ khoa học công nghệ, Bộ tài nguyên môi trường, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, các cơ quan và doanh nghiệp lâm nghiệp quản lý hiệu quả rừng chắn sóng ven biển. Các giải pháp tổng thể cho quản lý rừng chắn sóng sẽ góp phần phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống người dân và các cộng đồng địa phương các vùng duyên hải.

Kết quả của đề tài sẽ góp phần giảm bớt những thiệt hai do sóng mạnh gây nên, thúc đẩy phát triển kinh tế và ổn định đời sống chính trị xã hội những vùng ven biển – một trong những vùng khó khăn nhất của đất nước. Đề tài góp phần giảm thiểu tác hại của sóng biển đến các khu dân cư, các khu sản xuất và các công trình quốc kế dân sinh khác.

                                                                                                                          Hà Nội, Ngày 30 tháng 12 năm 2012

   Người hướng dẫn khoa học                                                                                 Nghiên cứu sinh

 

         

 

PGS. TS Vương Văn Quỳnh                                                                                  Nguyễn Văn Ngoãn

 


 

THESIS’S NEW FINDINGS

Thesis title: Study structure and wave attenuation of mangrove forest in Viet Nam

PhD candidate: Nguyen Van Ngoan

Major of study: Silviculture

Code: 62.62.60.01

Education Institution: Vietnam Forestry University

            The results of the thesis contribute to scientific both in term of theory and practice as the followings:

1. Theoretical contributions

The thesis has presented theory of wave attenuation forest’s standards and the methodology of coastline forest management based on systematic theory and develop-research one.

The thesis has concepted the wave prevention of forest as the ability of wave-height reduction going into the forest band and criterias of wave attenuation effectiveness by forest are levels of wave-height reduction according to a length-unit as going into the forest bands.

The thesis has clarified the standards of wave attenuation forest as specification of structure, band width of magrove for safe wave-heigth behind the band even wave heigth reaching the maximum value. These standards are identified based on strong wave analysis at each location, wave prevention of mangrove and the maximum threshold on wave heigth unnoticeably affecting production and human life.

The thesis also indicated that not only is the wave attenuation mangrove an entity of natural system but it is also an entity of socio-economic entity. Its existence and development are co-affected by natural and socio-economic factors. Hence, so as to sustainably manage mangrove, it is necessary to apply both tech-scientific methodologies and socio-economic ones, of which management based on community and co-management should be referred.

2. Scientific contributions

The subject is one of the initial works systematically researching on magrove utilisation for wave attenuation. It provides a system of various datas on structure feature of magrove related to wave prevention, wave characteristics, the rule of wave reduction inside the mangrove, etc…

The subject also build up researching methodologies of mangrove structure relating to wave prevention, mangrove standards, presenting criterias utilised in the studies on the prevention roles of coastal mangrove.

The subject has fully answered argumentative questions such as “how is the wave attenuation of mangrove? How wide is the mangrove, where is it located? What are the required structure characteristics of the mangrove? How to attract the attention of community into coastline mangrove management…?”

The research results play as typical researches on environmental effectiveness of wave prevention mangrove, contributing to enrich knowledge on its mutil-effect in environment protection and economic development tending to mitigation and adaption to climate change nowadays.

3. Practical contributions

The subject has founded tables of wave prevention mangrove standards, integrated methodologies for mangrove management. They will become scientific bases for Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Science and Technology, Ministry of Environment and Natural Resources, Agencies of Environment Management, Agencies and Enterprises of Forest to effectively manage mangrove. Integrated methodologies for wave prevention mangrove management will make contribution to develop economy, protect environment and improve residents and local community in coastlines.

The research results contribute to reduce damages caused by severe waves, promote economic development and stabilize socio-polytics for coastal areas – one of the most under-developed areas of our country. The subject make contribution to decline the negative impactions of wave on residential areas, producing sections and other livelihood constructions.

                                                                                                                                  Hà Nội, December 30th 2012

            Supervisor                                                                                                             PhD Student

 

       

 

Assoc. PhD. Vuong Van Quynh                                                                                Nguyen Van Ngoan