Ngành Công nghệ chế biến lâm sản (Thạc sĩ)

Chuyên ngành đào tạo: Công nghệ chế biến lâm sản Tên Tiếng Anh: Forest Products Technology Bậc đào tạo: Cao học Bằng tốt nghiệp: Thạc sĩ Mã ngành: 8549001 Thời gian đào tạo: 2 năm (thời gian tối đa 4 năm). I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO Đào tạo học viên cao học có kiến thức…

Chuyên ngành đào tạo: Công nghệ chế biến lâm sản

Tên Tiếng Anh: Forest Products Technology

Bậc đào tạo: Cao học

Bằng tốt nghiệp: Thạc sĩ

Mã ngành: 8549001

Thời gian đào tạo: 2 năm (thời gian tối đa 4 năm).
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo học viên cao học có kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và các kỹ năng cần thiết thuộc lĩnh vực Chế biến lâm sản có đức, tài để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế.
II. CHUẨN ĐẦU RA
1. Kiến thức:
Làm chủ hệ thống kiến thức chuyên ngành, có tư duy độc lập và phản biện để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ Tiến sĩ.
2. Năng lực nghề nghiệp:
Kết quả học tập mong đợi một Thạc sỹ Công nghệ chế biến lâm sản sau khi tốt nghiệp được thể hiện qua năng lực nghề nghiệp sau:
– Có khả năng làm việc độc lập, có thể đảm nhiệm công việc của một chuyên gia, giải quyết được các vấn đề phức tạp liên quan tới Công nghệ chế biến lâm sản.
– Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc chuyên môn và đề xuất những sáng kiến, giải pháp cụ thể, có giá trị, đồng thời có thể tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi tốt với môi trường có tính cạnh tranh cao.
– Có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn, nhận định, đánh giá và quyết định phương hướng phát triển các nhiệm vụ chuyên môn trong công việc được giao, có hiểu biết rộng về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo.
3. Kỹ năng:
3.1. Kỹ năng cứng:
Học viên cao học có khả năng làm việc độc lập, kỹ năng tổ chức, tham khảo tài liệu tiếng Anh, kỹ năng phân tích, khảo sát và giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyên ngành công nghệ chế biến lâm sản.

– Kỹ năng hoàn thành những công việc phức tạp, phát sinh không có tính quy luật hoặc khó dự báo của chuyên ngành đào tạo.
– Kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, công nghệ mới trong lĩnh vực được đào tạo.
– Kỹ năng tổng hợp trí tuệ tập thể, dẫn dắt chuyên môn để xử lý các vấn đề đặt ra trong các nhiệm vụ chuyên môn được giao.
3.2. Kỹ năng mềm:
– Kỹ năng cá nhân: Kỹ năng tự học, làm việc chăm chỉ, tự tin, thích ứng với công việc và những thay đổi trong công việc, kỹ năng hòa nhập với môi trường và đồng nghiệp, kỹ năng lắng nghe, quan sát, diễn giải nội dung, đặt câu hỏi.
– Kỹ năng làm việc theo nhóm: Kỹ năng làm việc theo nhóm, xây dựng và điều hành nhóm, liên kết các nhóm.
– Kỹ năng phân tích, tư duy sáng tạo, linh hoạt: Kỹ năng đánh giá hiệu suất công việc, kỹ năng tư duy phân tích.
– Kỹ năng thuyết trình: Có khả năng thuyết trình lưu loát, kỹ năng giao tiếp tốt.
4. Yêu cầu về thái độ:
– Có tư duy sáng tạo và luôn học tập cập nhật, đổi mới kiến thức, có trách nhiệm, trung thực, chính xác và hiệu quả trong công việc.
– Lập trường tư tưởng kiên định vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, lễ độ, khiêm tốn. Kiên trì, chăm chỉ, nhiệt tình, đam mê, sáng tạo.
– Trung thực, kỷ luật trong công tác, tác phong công nghiệp, có tinh thần hợp tác làm việc nhóm, có thái độ cởi mở, thân tình với đồng nghiệp.
– Thực hiện theo qui định của pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước.
5. Yêu cầu về ngoại ngữ:
Học viên cao học tốt nghiệp ngành Công nghệ chế biến lâm sản phải đạt trình độ tiếng Anh B1 trở lên hoặc các chứng chỉ Quốc tế tương đương hoặc cao hơn. Có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo, sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, trình bày hay phản biện các ý kiến một cách rõ ràng trong hầu hết các tình huống chuyên môn.
6. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp của Học viên cao học Công nghệ chế biến lâm sản:
Học viên cao học Công nghệ chế biến lâm sản có thể làm việc ở các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước:
– Có thể phụ trách công nghệ; quản lý kỹ thuật tại các công ty, nhà máy, doanh nghiệp chế biến lâm sản (gỗ và ngoài gỗ).
– Là cán bộ kỹ thuật, nhà quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước về chế biến lâm sản.
– Giảng viên, cán bộ nghiên cứu tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, Viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực chế biến lâm sản.
– Cán bộ công tác tại các tổ chức Kinh tế – Xã hội hoạt động liên quan đến các dự án về sản phẩm chế biến từ lâm sản, lâm sản ngoài gỗ và bảo vệ Môi trường.
– Các doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ có các hoạt động liên quan đến chế biến lâm sản (gỗ và ngoài gỗ).
7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
Học viên cao học khi tốt nghiệp ngành Công nghệ chế biến lâm sản có thể làm việc, nghiên cứu và phát triển cao hơn (trình độ tiến sĩ) tại các tổ chức, cơ sở hoặc các trường đại học/Học viện trong và ngoài nước.