Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành Lâm sinh của nghiên cứu sinh Nguyễn Hoàng Hảo

Ngày 14/4/2016 tại Trường Đại học Lâm nghiệp đã diễn ra Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành Lâm sinh mã số 62.62.02.05 của nghiên cứu sinh (NCS) Nguyễn Hoàng Hảo với đề tài: “Nghiên cứu bảo tồn quần xã thú móng guốc chẵn (Artiodactyla) ở Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai”. Luận án được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Xuân Đặng.

Hội đồng đánh giá luận án có mặt: 07/07 thành viên (theo quyết định số: 154/QĐ-ĐHLN-ĐTSĐH ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp) gồm:

STT

Thành viên Hội đồng

Chức trách trong

Hội đồng

Đơn vị công tác

1

GS.TS. Đặng Huy Huỳnh

Chủ tịch HĐ

Hội động vật học Việt Nam

2

TS. Đồng Thanh Hải

Thư ký HĐ

Trường Đại học Lâm nghiệp

3

PGS.TS. Nguyễn Lân Hùng Sơn

Phản biện 1

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

4

PGS.TS. Nguyễn Xuân Huấn

Phản biện 2

Trường Đại học Khoa học tự nhiên

5

TS. Nguyễn Quảng Trường

Phản biện 3

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

6

PGS.TS. Hoàng Văn Sâm

Uỷ viên HĐ

Trường Đại học Lâm nghiệp

7

TS. Nguyễn Mạnh Hà

Uỷ viên HĐ

Hội các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam

Sau khi nghe NCS Nguyễn Hoàng Hảo trình bày tóm tắt kết quả luận án, Hội đồng đã nghe ý kiến của 3 Phản biện và Bản tổng hợp ý kiến đóng góp của các cơ quan, các nhà khoa học về bản luận án toàn văn và tóm tắt luận án. Kết quả luận án là cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng các giải pháp bảo tồn các loài thú móng guốc chẵn ở Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai và có thể  áp dụng cho bảo tồn thú móng guốc chẵn ở các khu vực khác của Việt Nam. Luận án cung cấp nhiều số liệu khoa học tin cậy khẳng định có 6 loài thú móng guốc chẵn đang sinh sống và 2 loài thú móng guốc chẵn đã bị tuyệt chủng tại Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, xác định được 18 điểm sinh cảnh quan trọng cho thú móng guốc chẵn trong Khu bảo tồn. Đặc biệt, luận án cung cấp bộ tư liệu phong phú về vị trí phân loại, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Cheo cheo kanchil (Tragulus kanchil) còn rất ít được nghiên cứu trong nước và trên thế giới.

Hội đồng đã thảo luận và thống nhất: Luận án của NCS Nguyễn Hoàng Hảo là một công trình nghiên cứu có hệ thống, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Hội đồng đã ra quyết nghị và kết luận: Luận án “Nghiên cứu bảo tồn quần xã thú móng guốc chẵn (Artiodactyla) ở Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, Tỉnh Đồng Nai” đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một luận án Tiến sĩ, chuyên ngành: Lâm sinh; Mã số: 62.62.02.05 với số phiếu tán thành là 07/07. Nghiên cứu sinh Nguyễn Hoàng Hảo xứng đáng nhận học vị Tiến sĩ. Hội đồng đề nghị cấp bằng tiến sĩ, chuyên ngành: Lâm sinh cho NCS Nguyễn Hoàng Hảo.

Một số hình ảnh Lễ bảo vệ

 GS.TS. Đặng Huy Huỳnh – Chủ tịch hội đồng điều hành buổi bảo vệ

Nghiên cứu sinh Nguyễn Hoàng Hảo tự tin bảo vệ luận án trước Hội đồng

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Lân Hùng Sơn

Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Xuân Huấn

Phản biện 3: TS. Nguyễn Quảng Trường

TS. Đồng Thanh Hải – Thư ký hội đồng đọc bản nhận xét của các nhà nghiên cứu khoa học

PGS.TS. Nguyển Văn Thiết – Đại diện trường Đại học Lâm nghiệp chúc mừng NCS

Ông Trần Văn Mùi – Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai đại diện cơ quan nơi NCS công tác tặng hoa chúc mừng

Hội đồng chấm luận án chúc mừng NCS đã bảo vệ thành công luận án