Hội đồng đánh giá luận án có mặt 07/07 thành viên theo quyết định số: 1645/QĐ-ĐHLN-ĐTSĐH ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp, gồm:
STT |
Họ và tên Thành viên Hội đồng |
Chức tráchtrong Hội đồng |
Đơn vịcông tác |
1 |
PGS.TS. Trần Ngọc Hải |
Chủ tịch HĐ |
Trường Đại học Lâm nghiệp |
2 |
PGS.TS. Lê Xuân Trường |
Thư ký HĐ |
Trường Đại học Lâm nghiệp |
3 |
PGS.TS. Nguyễn Trung Thành |
Phản biện1 |
Đại học Quốc gia Hà Nội |
4 |
PGS.TS. Trần Minh Hợi |
Phản biện 2 |
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật |
5 |
TS. Vương Duy Hưng |
Phản biện 3 |
Trường Đại học Lâm nghiệp |
6 |
PGS.TS. Hà Thị Mừng |
Uỷ viên HĐ |
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam |
7 |
TS. Đỗ Thị Xuyến |
Uỷ viên HĐ |
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật |
Tên đề tài luận án “Nghiên cứu quản lý bảo tồn đa dạng sinh học thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa“. Luận án được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Trần Hữu Viên và PGS.TS. Hoàng Văn Sâm.
Sau khi nghe NCSCao Văn Cườngtrình bày tóm tắt kết quả luận án, 03 Uỷ viên Phản biện đã đọc bản nhận xét đánh giá Luận án. Tiếp sau đó, Thư ký Hội đồng đã đọc Bản tổng hợp ý kiến đóng góp của các nhà khoa học về bản tóm tắt của Luận án, các thành viên khác của Hội đồng và người tham dự tiếp tục đưa ra những ý kiến nhận xét, góp ý và đặt nhiều câu hỏi liên quan đến các nội dung chuyên môn của Luận án.
Hội đồng đã thảo luận và thống nhất: Hình thức và Nội dung của Luận án đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một luận án tiến sĩ, chuyên ngành: Lâm sinh; mã số: 9 62 02 05 với số phiếu tán thành là 07/07. Thay mặt Hội đồng, PGS.TS. Trần Ngọc Hải – Chủ tịch Hội đồng đã đọc bản Quyết nghị của Hội đồng, theo đó đã nêu rõ được những kết quả chính, những đóng góp mới của Luận án cho khoa học và thực tiễn, đồng thời cũng chỉ rõ những thiếu sót về nội dung, hình thức của Luận án để NCS tiếp thu và khắc phục.
Kết quả chính của Luận án đã cung cấp và phân tích được các chỉ số đa dạng sinh học thực vật; xây dựng danh lục thực vật bậc cao có mạch và bổ sung 01 loài thực vật mới cho hệ thực vật Việt Nam là: Bóng nước núi đá (Impatiens obesa J.D. Hooker); xây dựng được bản đồ phân bố thảm thực vật, bản đồ phân bố các loài thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn cao và đặc trưng tại Pù Luông; đánh giá được thực trạng công tác quản lý, xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới tài nguyên thực vật.Đâylà cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa.
Kết thúc Lễ bảo vệ, Luận án của NCS Cao Văn Cường đã được Hội đồng đánh giá cao về tính khoa học và thực tiễn. Với việc bảo vệ thành công trước Hội đồng cấp Trường, NCS Cao Văn Cườngxứng đáng nhận học vị Tiến sĩ. Hội đồng đã đề nghị Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp cấp bằng Tiến sĩ, chuyên ngành: Lâm sinh cho NCS Cao Văn Cường.
Một số hình ảnh buổi bảo vệ luận án
PGS.TS. Trần Ngọc Hải – Chủ tịch hội đồng điều hành buổi bảo vệ
Nghiên cứu sinh Cao Văn Cường bảo vệ luận án trước Hội đồng
PGS.TS. Lê Xuân Trường – Thư ký hội đồng đọc bản nhận xét của các nhà nghiên cứu khoa học
GS.TS. Phạm Văn Chương – Phó Hiệu trưởng, đại diện Trường Đại học Lâm nghiệp phát biểu và tặng hoa chúc mừng NCS
NCS tặng hoa Người hướng dẫn
Hội đồng chấm luận án chúc mừng NCS đã bảo vệ thành công luận án