Khoa Lâm học

Vài nét về lịch sử khoa Lâm học Khoa Lâm học được thành lập tháng 10 năm 1956, là một trong 4 khoa của Đại học Nông Lâm Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam). Khoa Lâm học là tiền thân, là khoa chủ chốt của Trường Đại học Lâm nghiệp với…

Vài nét về lịch sử khoa Lâm học

Khoa Lâm học được thành lập tháng 10 năm 1956, là một trong 4 khoa của Đại học Nông Lâm Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam). Khoa Lâm học là tiền thân, là khoa chủ chốt của Trường Đại học Lâm nghiệp với lịch sử trên 60 năm phát triển.

Năm 1964, Trường Đại học Lâm nghiệp được thành lập, Khoa Lâm học là một trong 3 khoa đầu tiên của Trường Đại học Lâm nghiệp.

Năm 1990, thực hiện đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo của Trường, Khoa Lâm học đổi tên thành Khoa Lâm nghiệp và  được sáp nhập thêm bộ môn  Khai thác vận chuyển (từ Khoa Công nghiệp rừng) và bộ môn Kinh tế xã hội (Khoa Kinh tế lâm nghiệp).

Năm 1995, để đáp ứng nhu cầu phát triển, bộ môn Khai thác vận chuyển và bộ môn Kinh tế xã hội được tách ra  khỏi Khoa Lâm nghiệp để thành lập Khoa  Công nghiệp Phát triển nông thôn và  Khoa Quản trị kinh doanh; đồng thời  một số bộ môn khác cũng được tách ra để thành lập Khoa Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, Khoa Lâm nghiệp đổi tên trở lại thành Khoa Lâm học.

Cơ cấu tổ chức và nhân sự

 Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Khoa gồm: Ban Lãnh đạo khoa, 03 bộ môn và 01 trung tâm.

Tổng số viên chức, lao động hợp đồng: 51 (có 04 cán bộ kiêm giảng), trong đó có 01 giáo sư, 05 phó giáo sư, 13 tiến sĩ, 31 thạc sĩ (11 cán bộ đang làm nghiên cứu sinh trong và ngoài nước).

Trưởng khoa: PGS.TS. Lê Xuân Trường

Phó Trưởng khoa: GV.TS. Trần Việt Hà; GV.TS. Bùi Mạnh Hưng

   Các đơn vị thuộc KhoaTrưởng đơn vị
1Bộ môn Lâm sinhGV.TS. Trần Việt Hà
2Bộ môn Khoa học đấtGV.TS. Phí Đăng Sơn
3Bộ môn Điều tra quy hoạch rừngGV.TS. Phạm Thế Anh
4Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp và Biến đổi khí hậuPGS.TS. Nguyễn Minh Thanh

Lĩnh vực hoạt động chính

● Đào tạo

– Đào tạo đại học 02 ngành: Lâm sinh và Lâm học (Lâm nghiệp);

– Đào tạo thạc sĩ 02 ngành: Lâm học và Lâm nghiệp nhiệt đới (bằng tiếng Anh);

– Đào tạo tiến sĩ 02 chuyên ngành: Điều tra quy hoạch rừng và Lâm sinh.

Tổng số sinh viên đang theo học: 200 SV đại học; 65 học viên cao học (đào tạo bằng tiếng Việt: 50 học viên, đào tạo bằng tiếng Anh: 15 học viên); 11 nghiên cứu sinh.

● Nghiên cứu khoa học, công nghệ – Hướng nghiên cứu chính: Kỹ thuật lâm sinh, sinh thái rừng, đa dạng sinh học; Điều tra quy hoạch; GIS, viễn thám, quản lý rừng bền vững; Khoa học đất, sinh học đất, phân loại đất; Nghiên cứu ứng dụng về rừng ngập mặn, rừng phòng hộ, rừng trồng cây đặc sản, phục hồi rừng, biến đổi khí hậu, chứng chỉ rừng, dịch vụ môi trường rừng; Tập tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ và người dân ở các địa phương, đơn vị về GIS và viễn thám, chi trả dịch vụ môi trường rừng, REDD+; tư vấn thiết kế và giám sát công trình lâm sinh…

● Hợp tác quốc tế:  Khoa thực hiện hợp tác quốc tế với nhiều nước như CHLB Đức, Hoa Kỳ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản…và nhiều tổ chức quốc tế như GTZ, WWF, ICRAF, FAO, v.v..

Cơ sở vật chất: Khoa có 04 phòng thực hành thí nghiệm môn Thổ nhưỡng và 01 Phòng thực hành môn Trồng rừng, Kỹ thuật lâm sinh; Các thiết bị văn phòng phục vụ thực hành cho sinh viên khối ngành thuộc khoa Lâm học, Quản lý tài nguyên rừng & MT. Ngoài ra, Khoa còn đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp để chuẩn bị địa bàn thực hành, thực tập cho sinh viên.

Truyền thống và những thành tích đạt được:

Khoa đã đào tạo hơn15.000 kỹ sư (trong đó có hàng trăm lưu học sinh Lào và Campuchia); hơn 1.400 thạc sĩ; gần 100 tiến sĩ.

Đã thực hiện hàng trăm đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, cấp bộ và cấp trường; thực hiện nhiều đề tài ứng dụng triển khai và hợp tác với các cơ sở sản xuất.

Trên 60 năm qua, tập thể Khoa và nhiều cán bộ, giảng viên của Khoa đã được nhận nhiều phần thưởng cao quý, trong đó nổi bật là: Huân chương Lao động hạng Ba năm 1992; Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1996, và nhiều phần thưởng cao quý khác; 01 Nhà giáo Nhân dân và 12 Nhà giáo Ưu tú, 07 Giáo sư và 17 Phó giáo sư.

Định hướng phát triển:

– Về đào tạo: Tiếp tục củng cố và phát triển ngành truyền thống Lâm sinh và Lâm học để giữ vững vai trò đầu ngành, mở rộng và đa dạng hoá ngành nghề đào tạo, hợp tác với các trường đại học nước ngoài để mở các chương trình đào tạo bậc học đại học và thạc sĩ; Tạo môi trường và cơ hội học tập, nâng cao chất lượng giáo trình, đổi mới cách dạy- học hướng tới chất lượng đào tạo đạt chuẩn quốc gia và khu vực; Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy và phục vụ giảng dạy; Nâng cao năng lực quản lý.

– Về khoa học công nghệ: Đẩy mạnh nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, gắn học với hành, nhà trường với xã hội, doanh nghiệp. Các hướng nghiên cứu được ưu tiên theo từng lĩnh vực chuyên ngành gồm: Nghiên cứu phục hồi rừng, nâng cao độ che phủ, chất lượng của rừng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, dịch vụ môi trường rừng; Ứng dụng GIS và Viễn thám và công nghệ thông tin trong quản lý tài nguyên rừng, theo dõi biến động tài nguyên và trữ lượng các bon rừng; Quản lý lập địa, quản lý đất đai, canh tác đất dốc bền vững; Các biện pháp thâm canh rừng, quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng phục vụ cho công nghiệp chế biến lâm sản, đặc biệt gỗ lớn phục vụ xuất khẩu.

Địa chỉ liên hệ

Tầng 3, Tòa nhà A3, Trường Đại học Lâm nghiệp – Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội.

Điện thoại: 02433.608.422;

Website: http://lamhoc.vnuf.edu.vn;

Email: khoalamhoc@gmail.com 

Facebook: http://www.facebook.com/Khoa Lam Hoc – VNUF/