Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ NN&PTNT PGS.TS. Lê Quốc Doanh; TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy – Vụ trưởng Vụ KHCN&MT; GS.TS. Phạm Văn Điển – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp.
Về phía Bộ Khoa học và Công nghệ có ông Nguyễn Văn Liễu – Vụ Trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Phát triển địa phương; ông Ngô Xuân Bình – Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành Kinh tế – kỹ thuật.
Các đại biểu khách mời có TS. Phí Hồng Hải – Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; ông Nguyễn Đức Kiên – Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bắc Giang; Ông Lê Minh Tuyên – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội; ông Phạm Chí Dũng – Phó Chi cục trưởng, Chi cục Lâm nghiệp, Sở NN&PTNT Thanh Hóa; ông Nguyễn Tôn Quyền – Phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ và Lâm sản; đại diện tổ chức GIZ Việt Nam, một số chuyên gia quốc tế. Các đại biểu của Viện Điều tra và Quy hoạch rừng; Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang; Trường Đại học TN&MT; lãnh đạo các công ty lâm nghiệp, Ban quản lý các dự án lâm nghiệp, cùng các cơ quan báo chí truyền thông tới đưa tin.
Về phía Trường Đại học Lâm nghiệp có NGND.GS.TS. Trần Văn Chứ – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng; NGƯT.PGS.TS. Nguyễn Văn Quân – Chủ tịch Hội đồng trường; các đồng chí Nguyên là lãnh đạo trường, các đồng chí trong Đảng ủy, Ban Giám hiệu, lãnh đạo các đơn vị, các nhà khoa học, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, đại diện sinh viên các lớp.
Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, GS.TS. Trần Văn Chứ nhấn mạnh: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất lâm nghiệp nhất là công nghệ cao sẽ là chìa khóa để ngành Lâm nghiệp phát triển mạnh, từ đó làm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiện đại hóa phương thức quản lý, tổ chức sản xuất, nghiên cứu, ứng đụng và thị trường sản phẩm.
GS.TS. Trần Văn Chứ – Hiệu trưởng Nhà trường báo cáo đề dẫn tại Hội thảo
Theo GS.TS. Trần Văn Chứ để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cần đổi mới mạnh mẽ, toàn diện tư duy giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học. Đồng thời gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với ứng dụng các kết quả tiến bộ vào sản xuất, tăng cường kết nối doanh nghiệp với các đơn vị đào tạo. Giáo sư cũng cho rằng các cơ quan chức năng cần đưa Ngành Lâm nghiệp là một trong những ngành kinh tế cần được đầu tư trọng điểm, và đạo tạo, nghiên cứu khoa học cũng cần được quan tâm đặc biệt.
GS.TS. Phạm Văn Điển – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp trình bày tham luận
Ông Nguyễn Tôn Quyền – Phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ và Lâm sản trình bày tham luận
Hội thảo đã nghe nhiều bài báo cáo tham luận của các đại biểu tham dự về xu thế phát triển của Lâm nghiệp Việt Nam và những vấn đề đặt ra đối với nguồn nhân lực và khoa học công nghệ trong giai đoạn tới; thị trường lâm sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế: cơ hội và thách thức; cơ hội hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực với các cơ quan, tổ chức quốc tế…
Bà Kirsten Hegener – Cổ vấn trường tổ chức GIZ Việt Nam phát biểu
Các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến góp ý, đề xuất trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp hiện nay.
Một số ý kiến đóng góp của các đại biểu
Đại diện các doanh nghiệp cho rằng hiện nay sản lượng chế biến lâm sản còn thấp do các doanh nghiệp đang thiếu từ 7% – 10% số lượng kỹ sư có trình độ cao. Đồng thời đưa ra một số đề xuất trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp như: rà soát, điều chỉnh kiến thức chuyên môn thông qua liên kết đào tạo giữa Nhà trường với doanh nghiệp; tăng cường các hoạt động liên kết; đưa sinh viên đi thực tập nghề nghiệp trực tiếp tại doanh nghiệp…
Trong nội dung Hội thảo, dưới sự chứng kiến của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT PGS.TS. Lê Quốc Doanh và các đại biểu tham dự, lãnh đạo Trường Đại học Lâm nghiệpđã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với tổ chức tổ chức GIZ Việt Nam và Công ty LASUCO trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.
Trong những năm qua, Trường Đại học Lâm nghiệp luôn là trường đầu ngành của cả nước về lâm nghiệp, đi đầu trong đổi mới mục tiêu, chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy với phương châm chất lượng đào tạo luôn đặt lên hàng đầu. Trường đã đào tạo cho đất nước nguồn nhân lực có trình độ cao được xã hội công nhận và đánh giá cao về tư chất, chuyên môn, kỹ năng làm việc. Nhà trường có nhiều thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường.
PGS.TS. Lê Quốc Doanh – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu
Phát biểu bế mạc Hội thảo, PGS.TS. Lê Quốc Doanh – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đánh giá cao tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tổ chức hội thảo. Thứ trưởng cho biết hiện nay ngành Lâm nghiệp đang phát triển một cách toàn diện trên cả 3 mặt về Kinh tế – Xã hội – Môi trường. Để ngành Lâm nghiệp tiếp tục phát triển bền vững thì nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò rất quan trọng và cấp thiết. Trong thời gian tới Trường Đại học và các đơn vị đào tạo cần tiếp tục phối hợp, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cần đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội…
Toàn cảnh Hội thảo
Hội thảo diễn ra thành công tốt đẹp, những ý kiến của lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ, các Sở, Ban, Ngành, các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp trong Hội thảo là những tư vấn, đề xuất có giá trị và hữu ích để các Bộ, Ban, Ngành và các cơ sở giáo dục ghi nhận và phát triển, triển khai trong định hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp trong thời gian tới. Đồng thời Ban tổ chức cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hợp tác, chia sẻ, liên kết chặt chẽ của các các chuyên gia, các nhà khoa học, các cơ quan doanh nghiệp trong các lĩnh vực chuyên môn, góp phần phát triển ngành lâm nghiệp bền vững.