Tổ chức Hội thảo “Định hướng phát triển Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo Lâm nghiệp giai đoạn 2022-2030”

Được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Lâm nghiệp phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức Hội Thảo “Định hướng phát triển Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo Lâm nghiệp giai đoạn 2022-2030” vào sáng ngày 16/5/2022, trong chuỗi tổ chức sự kiện chào mừng ngày Khoa học công nghệ Việt Nam 18/5.

Đồng hành với các đơn vị chủ trì, Hội thảo vui mừng và trân trọng cảm ơn sự tài của các cơ quan, đơn vị cũng như các tổ chức quốc tế: Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor); Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp (MBFP); Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp thế giới (CIFOR); Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC).

Tham dự Hội thảo có Ông Lê Quốc Doanh – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Ông Lê Sơn Hải – Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc; Đại diện các đơn vị quản lý thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Lâm nghiệp, Vụ KHCN&MT, Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính, Vụ Hợp tác Quốc tế, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp); Đại diện các đơn vị thuộc Ủy ban dân tộc (Vụ Tổng hợp; Vụ Chính sách dân tộc; Vụ Kế hoạch – Tài chính và Vụ Hợp tác quốc tế); Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Đại Sứ quán Phần Lan, Đại Sứ quán Italia và Đại sứ quán Lào tại Việt Nam; Đại diện UBND, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Kiểm lâm, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, Vườn Quốc gia một số tỉnh; Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor); Một số doanh nghiệp, Tổ chức quốc tế, Các nhà khoa học và chuyên gia hoạt động trong các lĩnh vực Lâm nghiệp; Đại diện các đơn vị, các nhà khoa học, các chuyên gia và giảng viên Trường Đại học Lâm nghiệp; Các cơ quan truyền thông (VTC16, Báo Dân trí, Báo Nông nghiệp và PTNT).

Ngành Lâm nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Trong những năm qua, ngành Lâm nghiệp đã có sự phát triển mạnh, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ có tốc độ tăng trưởng nhanh và đã được khẳng định là ngành kinh tế- kỹ thuật đặc thù, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp từ quản lý, bảo vệ, phát triển đến sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản. Trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ trở thành một trung tâm toàn cầu về sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ có thương hiệu, có uy tín trên thế giới. Để góp phần thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050,  Hội thảo được tổ chức nhằm mục tiêu:

– Đánh giá thực trạng các hoạt động KHCN và làm nổi bật được những thành tựu trong các hoạt động KH&CN giai đoạn 2017-2021

– Đưa ra được những định hướng và giải pháp phát triển các hoạt động KHCN và Đổi mới sáng tạo Lâm nghiệp giai đoạn 2022-2030 góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.

– Tạo sự hợp tác, liên kết trong KHCN và ĐMST giữa các Trường Đại học, Viện nghiên cứu với các cơ quan quản lý, doanh nghiệp trong phát triển ngành Lâm nghiệp.

Hội thảo dự kiến tập trung trao đổi, chia sẻ và thảo luận các nội dung theo 10 chủ đề sau:

1. Giới thiệu Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

2. Định hướng KHCN và đổi mới sáng tạo Trường Đại học Lâm nghiệp giai đoạn 2022-2030

3. Hợp tác liên kết giữa Nhà trường/Viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong hoạt động Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo.

4. Phát triển công tác chọn giống cây Lâm nghiệp đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho ngành Công nghiệp chế biên gỗ.

5. Ứng dụng Khoa học công nghệ trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao chuỗi giá trị sản xuất Lâm nghiệp,  bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu

6.  Phát triển công nghệ số trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng, điều tra quy hoạch rừng, chế biến lâm sản

7. Chuyển đổi số trong lâm nghiệp: thực trạng và xu hướng phát triển

9.  Định hướng phát triển Lâm nghiệp thế giới đến năm 2050; Kinh nghiệm của Phần Lan, Cộng Hòa Liên Bang Đức trong nghiên cứu, đào tạo về Lâm nghiệp.

10. Cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo cho phát triển các hoạt động KHCN và Đổi mới sáng tạo.

Bên cạnh đó, Hội thảo còn tổ chức triển lãm và trưng bày sản phẩm khoa học công nghệ là kết quả nghiên cứu các nhiệm vụ KH&CN các cấp (Quốc gia, Bộ, Tỉnh, Cơ sở); kết quả thực hiện các hợp đồng chuyển giao công nghệ (hợp đồng dịch vụ KH&CN); kết quả nghiên cứu do các đơn vị hoặc cá nhân tự nghiên cứu; sản phẩm của các Dự án,…

Hội thảo “Định hướng phát triển Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo Lâm nghiệp giai đoạn 2022-2030” sẽ được tổ chức tại Hội trường G6, Trường Đại học Lâm nghiệp; Thời gian: 8h00, thứ hai ngày 16/5/2022. Chương trình Hội thảo cụ thể như sau:

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO

(Dự kiến)

Tên Hội thảo: Định hướng phát triển khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Lâm nghiệp giai đoạn 2022-2030

Thời gian tổ chức: Ngày 16 tháng  5 năm 2022

Địa điểm: Hội trường G6, Trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Hà Nội

Chủ trì: Lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Lãnh đạo TCLN và Lãnh đạo Trường ĐHLN

Thời gian

Nội dung

Chịu trách nhiệm

PHIÊN HỘI THẢO  BUỔI SÁNG

7:30-8:00

 Đăng ký đại biểu

 Ban tổ chức

8:00-8:10

 Văn nghệ chào mừng

 Ban tổ chức

8:10-8:15

 Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu

 Ban tổ chức

8:15-8:30

 Phát biểu chỉ đạo Hội thảo

 Thứ trưởng Bộ NN&PTNT

 PGS.TS. Lê Quốc Doanh

8:30-8:40

 Phát biểu của Lãnh đạo Ủy ban dân tộc

 Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Ủy ban dân tộc

 TS. Lê Sơn Hải

8:40-10:15

 Trình bày tham luận

 

 Giới thiệu Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

 Tổng cục Lâm nghiệp

 Định hướng KHCN và đổi mới sáng tạo Trường Đại học Lâm nghiệp giai đoạn 2022-2030

 Trường Đại học Lâm nghiệp

 Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ để nâng cao giá trị sản xuất Lâm nghiệp

 Tổng công ty Lâm nghiệp Việt nam

 Định hướng phát triển Lâm nghiệp thế giới đến năm 2050

 Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR)

 Phát biểu tham luận

 

 Kinh nghiệm Phần Lan trong phát triển Lâm nghiệp

 Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam

 Ngài Keijo Norvanto

 Đào tạo và nghiên cứu Lâm nghiệp trong các trường Đại học CHLB Đức

 Giám đốc DAAD tại Việt Nam

 Ngài Stefan Hase Bergen

 Thúc đẩy quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng thông qua phương pháp tiếp cận hợp tác công tư cộng đồng

 Đại diện Dự án VFBC

 Trình bày tham luận

 

 Giải pháp phát triển công tác chọn, tạo giống cây Lâm nghiệp phục vụ trồng rừng cung cấp nguyên liệu cho ngành Công nghiệp chế biến gỗ

 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

 Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động điều tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng

 Viện Điều tra Quy hoạch rừng

10:15-10:30

 Giải lao

 Toàn thể đại biểu

10:30-10:40

 Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học  Lâm nghiệp với các đơn vị

 – Vườn Quốc Gia Cúc Phương

 –  Công ty Cổ phần đầu tư Kim Tín

 – Trường Cao đẳng nông lâm Đông Bắc

 Ban tổ chức

10:40-11:35

 Thảo luận

 Toàn thể đại biểu

11:35-11:45

 Phát biểu của Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp

 Tổng cục trưởng TCLN

11:45-12:00

 Kết luận và bế mạc Hội thảo

 Lãnh đạo Trường ĐHLN

12.00 -13.30

 Ăn trưa

 Toàn thể đại biểu

 PHIÊN HỘI THẢO BUỔI CHIỀU

13.30 – 16.30

 Thăm quan triển lãm thành tựu Khoa học Công nghệ, cơ sở vật chất và các mô hình rừng thực nghiệm của Trường Đại học Lâm nghiệp

 Toàn thể đại biểu