Tham dự Hội thảo có PGS.TS. Lê Quốc Doanh – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; PGS.TS. Trần Quang Bảo – Phó Tổng cục trưởng TCLN; TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy – Vụ trưởng Vụ KHCN&MT; Ông Vũ Văn Hường – Phó Tổng Giám đốc Tổng Cty Lâm nghiệp VN; Ông Vũ Văn Hưng – Ban QL các Dự án Lâm nghiệp TW; Ông Phạm Văn Mậu – Phó Vụ trưởng Vụ HTQT; PGS.TS. Phí Hồng Hải – Viện KHLN VN; Cùng các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên, các đơn vị trong Bộ NN&PTNT (TCLN, Vụ KHCN&MT, Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp TW; Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế, Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Viện KHLN VN, Viện Điều tra quy hoạch rừng); Đại diện Vụ Tổng hợp; Vụ Chính sách dân tộc; Vụ Kế hoạch – Tài chính và Vụ Hợp tác quốc tế thuộc UB Dân tộc của QH; các Đại diện UBND, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Kiểm lâm, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, Vườn Quốc gia một số tỉnh (Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Phòng, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Nghệ An, Lâm Đồng, Đăk Lắc, Gia Lai, Yên Bái); Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor); các doanh nghiệp và Tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực Lâm nghiệp tại VN; Các cơ quan truyền thông (VTC16, Báo Dân trí, Báo Nông nghiệp và PTNT).
Về tham dự Hội thảo có Đại biểu quốc tế: Ông Keijo Norvanto – Đại Sứ quán Phần Lan tại Việt Nam; Ông Stefan Hase Bergen – Giám đốc cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD); Đại biểu các Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp thế giới (CIFOR), Tổ chức quốc tế Đức USAID;
Đại biểu Trường Đại học Lâm nghiệp: NGND, GS.TS. Trần Văn Chứ – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng; PGS.TS. Cao Quốc An – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; cùng các đồng chí trong Đảng ủy, BGH và HĐT, các nhà khoa học, các chuyên gia và giảng viên Trường Đại học Lâm nghiệp;
Trong những năm qua, ngành Lâm nghiệp đã có sự phát triển mạnh, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ có tốc độ tăng trưởng nhanh và đã được khẳng định là ngành kinh tế – kỹ thuật đặc thù, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp từ quản lý, bảo vệ, phát triển đến sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản. Trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ trở thành một trung tâm toàn cầu về sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ có thương hiệu, có uy tín trên thế giới.
PGS.TS. Lê Quốc Doanh – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh khẳng định nhờ có khoa học công nghệ thì ngành lâm nghiệp mới phát triển mạnh với những con số ấn tượng như đạt 42% diện tích che phủ rừng, đạt xuất siêu 13 tỉ đô la Mỹ. Đặc biệt năm 2021, mặc dù trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành, về môi trường nước ta vẫn đạt xấp xỉ 3.200 tỉ đồng, tương đương trên 150 triệu đô la Mỹ. Đó nhờ có các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu về giống cây lâm nghiệp rừng; trồng rừng từ sớm tạo ra nguồn nguyên liệu cho đầu vào sản xuất sản phẩm lâm nghiệp.
Theo PGS.TS. Lê Quốc Doanh để đánh giá được vai trò của khoa học công nghệ, của các nhà khoa học, đối với phát triển ngành lâm nghiệp thì phải nhìn vào một giai đoạn dài. Chúng ta tiếp cận, giải quyết được vấn đề môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học… là nhờ có các nhà khoa học của 2 cơ quan nghiên cứu lớn là Trường ĐH Lâm nghiệp và Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và nhiều doanh nghiệp cũng tích cực tham gia đóng góp cho nghiên cứu khoa học.
Cũng tại Hội thảo, Thứ trưởng đã đặt ra nhiều câu hỏi cho các nhà khoa học: “Chúng ta phải phát triển thế nào, trong điều kiện nguồn nguyên liệu thế này? Vẫn rừng như bây giờ, vẫn các loại cây thế này… chúng ta có đáp ứng thị trường trong những năm tới không? Chúng ta biết là cần gỗ lớn, nhưng chúng ta vẫn cần các loại cây cho thu hoạch nhanh. Để giải quyết các mâu thuẫn này thì phải trồng thế nào, chăm sóc thế nào, công nghệ thế nào?” và khẳng định “Chỉ có khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao mới có thể giúp chúng ta tận dụng cơ hội”.
NGND.GS.TS. Trần Văn Chứ phát biểu
PGS. TS. Trần Quang Bảo – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp phát biểu
Để góp phần thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050, từ những thực trạng, những khó khăn, thách thức và cơ hội trong phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo trong lâm nghiệp; chia sẻ kinh nghiệm và bài học trong và ngoài nước qua đó: Đánh giá thực trạng các hoạt động KHCN và làm nổi bật được những thành tựu trong các hoạt động KH&CN giai đoạn 2017-2021; Đưa ra được những định hướng và giải pháp phát triển các hoạt động KHCN và Đổi mới sáng tạo Lâm nghiệp giai đoạn 2022-2030 góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050; tạo ra sự hợp tác, liên kết trong KHCN và đổi mới sáng tạo giữa các Trường Đại học, Viện nghiên cứu với các cơ quan quản lý, doanh nghiệp trong phát triển ngành Lâm nghiệp.
Đoàn Chủ tịch điều hành tham luận
PGS.TS. Bùi Thế Đồi – Phó Hiệu trưởng phát biểu
Ông Keijo Norvanto – Đại Sứ quán Phần Lan tại Việt Nam chia sẻ về giá trị và quan niệm về rừng của người Phần Lan.
Tại hội thảo, ông Keijo Norvanto, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam đã chia sẻ, rừng ở đất nước này được coi là “nguồn cảm hứng” bởi rừng “thống trị” nhiên nhiên Phần Lan khi rừng chiếm trên 75% diện tích đất. Đây cũng là quốc gia giàu có về rừng nhất ở châu Âu. Đặc biệt hơn, hầu hết diện tích rừng ở Phần Lan có chủ rừng là hộ gia đình (620.000 chủ rừng)…Chiến lược bảo vệ rừng của Phần Lan là quản lý rừng bền vững – được coi là nguồn của sự thịnh vượng. Và người Phần Lan bảo vệ rừng bằng cách, trồng mới 4 cây con để thay thế cho 1 cây con bị chặt. Hiện nơi này có 90% rừng thương mại được chứng nhận PEFC/FSC. Ông Keijo Norvanto còn cho biết, ở Phần Lan, gỗ là một vật liệu hữu dụng với quan điểm “mọi thứ có thể được làm từ nhựa thì cũng có thể được làm từ gỗ”. Các công ty của Phần Lan thậm chí còn sản xuất bồn rửa bằng gỗ và dùng bột gỗ để bó bột cho xương bị gãy…
PGS.TS. Phùng Văn Khoa – Phó Hiệu trưởng trình bày tham luận
PGS.TS Phùng Văn Khoa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lâm nghiệp cho biết, nhiệm vụ ưu tiên được Trường ĐH Lâm nghiệp đặt ra là đẩy mạnh đổi mới công nghệ, nghiên cứu các quy trình ứng dụng công nghệ cao trong quản lý, giám sát và đánh giá tài nguyên và môi trường, phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng nông thôn, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn. Đồng thời, nhà trường sẽ phát triển thành một trung tâm đổi mới sáng tạo.
Tại Hội thảo, các nhà khoa học bày tỏ sự đồng tình và đánh giá cao dự thảo, từ quan điểm, mục tiêu, định hướng cho đến những giải pháp phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Lâm nghiệp giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn 2050. Các nhà khoa học nhận định, dự thảo định hướng phát triển công nghệ tập trung chuyển giao, đổi mới công nghệ sản xuất, kinh doanh nâng cao giá trị sản xuất Lâm nghiệp, phát triển công tác chọn giống cây Lâm nghiệp phục vụ trồng rừng cung cấp nguyên liệu cho ngành Công nghiệp chế biến gỗ; nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao hoạt động điều tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; thúc đẩy quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng thông qua phương pháp tiếp cận hợp tác công tư cộng đồng; từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp để bắt kịp với mặt bằng của thế giới, nâng cao chất lượng của nền kinh tế, tạo nền tảng công nghệ tiên tiến để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa theo hướng hiện đại.
TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy – Vụ trưởng Vụ KHCN&MT phát biểu
Phát biểu kết luận tại Hội thảo, Vụ trưởng Vụ KHCN&MT, TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy đã cảm ơn các Đại biểu là nhà khoa học, quản lý đã tích cực trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến hoàn thiện Định hướng phát triển Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo Lâm nghiệp giai đoạn 2022-2030. Các ý kiến đóng góp sẽ được Ban soạn thảo tiếp thu với tinh thần trách nhiệm cao nhất để đưa các nội dung góp ý vào dự thảo, góp phần xây dựng Định hướng chất lượng và có tính khả thi cao.
Bên cạnh đó, Hội thảo còn tổ chức triển lãm và trưng bày sản phẩm khoa học công nghệ là kết quả nghiên cứu các nhiệm vụ KH&CN các cấp (Quốc gia, Bộ, Tỉnh, Cơ sở); kết quả thực hiện các hợp đồng chuyển giao công nghệ (hợp đồng dịch vụ KH&CN); kết quả nghiên cứu do các đơn vị hoặc cá nhân tự nghiên cứu; sản phẩm của các Dự án; Triển khai Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Lâm nghiệp với các đơn vị: Vườn Quốc gia Cúc Phương, Công ty Cổ phần đầu tư Kim Tín, Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc trong Hợp tác đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao đề tài thông qua các hoạt động tiếp nhận chuyển giao kết quả nghiên cứu, thực hiện các đề tài dự án khoa học công nghệ, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tổ chức đào tạo và tiếp nhận nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp…
Một số hình ảnh tại Hội nghị
Một số ý kiến góp ý tâm huyến của các đại biểu tham dự Hội nghị
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Lâm nghiệp với các đơn vị: Vườn Quốc gia Cúc Phương, Công ty Cổ phần đầu tư Kim Tín, Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc
Một số hình ảnh tại gian trưng bày các sản phẩm khoa học
Đông đảo các nhà khoa học, các tổ chức trong và ngoài nước tham gia hội thảo.
Đại biểu tham dự Hội nghị chụp ảnh lưu niệm
Video: Định hướng phát triển Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo Lâm nghiệp giai đoạn 2022-2030 (nguồn VTC 16)