Giới thiệu chung về công tác đào tạo

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT HỆ THỐNG ĐÀO TẠO CÁC BẬC HỌC, NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM   I. CÁC BẬC HỌC, HỆ ĐÀO TẠO VÀ NGÀNH, CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO 1. Đào tạo đại học (Kỹ sư) có: a. Các hệ đào tạo: – Hệ chính qui…

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT HỆ THỐNG ĐÀO TẠO
CÁC BẬC HỌC, NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CỦA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

 

I. CÁC BẬC HỌC, HỆ ĐÀO TẠO VÀ NGÀNH, CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO
1. Đào tạo đại học (Kỹ sư) có:
a. Các hệ đào tạo:
– Hệ chính qui tập trung dài hạn 4 năm (riêng ngành KTXDCT 5 năm)
– Hệ đào tạo vừa làm vừa học (4 ¸ 5 năm)
– Hệ cử tuyển cho con em dân tộc 4 năm
– Hệ dự bị đại học (1 năm)
b. Các ngành đào tạo có: (22 ngành học)
101
Ngành Công nghệ chế biến lâm sản
102
Ngành Công thôn
104
Ngành Thiết kế nội thất
105
Ngành Kỹ thuật công trinh xây dựng
106
Ngành Kỹ thuật cơ khí
107
Ngành Hệ thống thông tin (Công nghệ thông tin)
108
Ngành Kỹ thuật điện và điện tử
301
Ngành Lâm sinh
302
Ngành Quản lý tài nguyên rừng (Kiểm lâm)
304
Ngành Lâm nghiệp đô thị
306
Ngành Khoa học môi trường
307
Ngành Công nghệ sinh học
308
Ngành Khuyến nông
309
Ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên (CT tiên tiến)
310
Ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên (CT chuẩn)
311
Ngành Lâm nghiệp
312
Ngành Kiến trúc cảnh quan
401
Ngành Quản trị kinh doanh
402
Ngành Kinh tế nông nghiệp
405
Ngành Kinh tế
403
Ngành Quản lý đất đai
404
Ngành Kế toán
Hệ liên thông từ cao đẳng lên đại học gồm ngành:
                Tất cả các ngành đang đào tạo bậc đại học (22 ngành)
Hệ liên thông từ Trung cấp lên đại học: 03 ngành
                – Ngành Lâm sinh
                – Ngành Quản lý tài nguyên rừng
                – Ngành Kế toán
              – Quản lý đất đai
              – Quản trị kinh doanh
2. Đào tạo cao học (Thạc sĩ) có:
– Ngành Lâm học – Mã ngành 606260
– Ngành Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng – Mã ngành 606268
– Ngành Kỹ thuật máy và thiết bị cơ giới hoá NLN – Mã ngành 605214
– Ngành Kỹ thuật máy, thiết bị và công nghệ gỗ, giấy – Mã ngành 605224
– Ngành Kinh tế Nông nghiệp – Mã ngành 606215
– Ngành Khoa học môi trường
3. Đào tạo Tiến sĩ, có các chuyên ngành
– Kỹ thuật Lâm sinh – Mã ngành 62626001
– Di truyền và chọn giống cây lâm nghiệp – Mã ngành 62626005
– Điều tra Qui hoạch rừng – Mã ngành 62626010
– Kỹ thuật máy và Thiết bị lâm nghiệp – Mã ngành 62521405
– Công nghệ gỗ, giấy – Mã ngành 62522405
– Ngành Quản lý tài nguyên rừng
4. Đào tạo PTTH
Nhà trường đào tạo hệ Phổ thông Trung học nội trú dành cho con em các dân tộc ít người miền núi nhằm tạo nguồn cán bộ đại học lâu dài về Lâm nghiệp ở Miền núi.
II. THỜI GIAN VÀ QUY TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Bậc đào tạo đại học: Thời gian một khoá học là 4 năm (48 tháng), riêng ngành Kỹ thuật xây dựng công trình 5 năm.
Qui trình đào tạo: Theo học chế tín chỉ và chia làm 2 khối kiến thức:
– Khối kiến thức giáo dục đại cương khoảng 40 đến 45 tín chỉ (mỗi tín chỉ tương đương với 15 tiết chuẩn)
– Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp khoảng 90 đến 100 tín chỉ
Trong toàn khoá học mỗi khối kiến thức chia làm 2 nhóm học phần:  Học phần bắt buộc và học phần tự chọn.
Học kỳ cuối khoá, sinh viên sẽ học các môn học tự chọn chuyên môn hoá, làm Luận văn tốt nghiệp hoặc học 10 TC tự chọn thay thế Luận văn tốt nghiệp.
2. Bậc đào tạo cao học: Những sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc được tuyển thẳng vào cao học. Những kỹ sư đã qua thực tế sản xuất được dự thi tuyển vào cao học.
– Thời gian: Đào tạo tập trung: 2 năm (24 tháng)
Đào tạo không tập trung: 3 năm (36 tháng)
– Đào tạo theo học chế tín chỉ.
– Có 2 loại học phần: Kiến thức cơ bản, cơ sở bắt buộc; Kiến thức chuyên ngành tự chọn.
3. Bậc đào tạo tiến sĩ: Những người tốt nghiệp loại xuất sắc bậc cao học được vào thẳng hệ đào tạo Tiến sĩ, những người khác đã qua thực tế sản xuất, công tác nghiên cứu trong ngành được dự thi vào đào tạo Tiến sỹ.
– Thời gian đào tạo: 2-3 năm.