Bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Trường của NCS. Saly Sitthivong, ngành Quản lý tài nguyên rừng

Sáng ngày 01/6/2022, Trường Đại học Lâm nghiệp đã tổ chức Lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Trường cho nghiên cứu sinh Saly Sitthivong, ngành Quản lý tài nguyên rừng, mã số 9620211.

Hội đồng đánh giá luận án có mặt 07/07 thành viên theo quyết định số: 620/QĐ-ĐHLN-ĐTSĐH ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp, gồm:

STTHọ và tên
Thành viên Hội đồng
Chức trách trong Hội đồngĐơn vị công tác
1PGS.TS. Đồng Thanh HảiChủ tịch HĐTrường Đại học Lâm nghiệp
2PGS.TS. Lê Bảo ThanhThư ký HĐTrường Đại học Lâm nghiệp
3PGS.TS. Vũ Tiến ThịnhPhản biện1Trường Đại học Lâm nghiệp
4PGS.TS. Nguyễn Lân Hùng SơnPhản biện 2Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
5PGS.TS. Nguyễn Thiên TạoPhản biện 3Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn Lâm KH&CN
6GS.TS. Nguyễn Quảng TrườngUỷ viên HĐViện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
7TS. Nguyễn Trường SơnUỷ viên HĐViện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

Tên đề tài luận án Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và quan hệ di truyền của họ Tắc kè (Gekkonidae) ở một số khu vực núi đá vôi tại nước Cộng Hoa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Luận án được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Lưu Quang Vinh và GS.TS. Nguyễn Thế Nhã.

Sau khi nghe NCS Saly Sitthivong trình bày tóm tắt kết quả luận án, Thành viên Hội đồng nhận xét đánh giá và tổng hợp ý kiến đóng góp của các nhà khoa học về bản tóm tắt của Luận án, các thành viên khác của Hội đồng và người tham dự tiếp tục đưa ra những ý kiến nhận xét, góp ý và đặt nhiều câu hỏi liên quan đến các nội dung chuyên môn của Luận án.

Hội đồng đã thảo luận và thống nhất: Hình thức và Nội dung của Luận án đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một luận án tiến sĩ, chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng; mã số: 9620211 với số phiếu tán thành là 07/07. Thay mặt Hội đồng, PGS.TS. Đồng Thanh Hải – Chủ tịch Hội đồng đã đọc bản Quyết nghị của Hội đồng, theo đó đã nêu rõ được những kết quả chính, những đóng góp mới của Luận án cho khoa học và thực tiễn.

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:

Đề tài có ý nghĩa khoa học: Đã công bố 6 loài mới cho khoa học và ghi nhận phân bố mới của 2 loài tắc kè ở Lào. Đã cập nhật thông tin về thành phần loài, đặc điểm phân bố các loài tắc kè ở 6 khu vực rừng trên núi đá vôi thuộc miền Bắc và miền Trung Lào: Viêng Chăn, Luông Pha Bang, Khăm Muôn, U Đôm Xay, Hủa Phăn và Xiêng Khoảng. Đã cung cấp thông tin về đặc điểm hình thái và đánh giá quan hệ di truyền của các loài thuộc 3 giống Cyrtodactylus, Gekko và Dixonius.

Đề tài có ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đã cung cấp các thông tin làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch và quản lý bảo tồn đa dạng sinh học ở miền Bắc và miền Trung Lào thông qua: (1) Xác định các địa điểm cần ưu tiên bảo tồn. (2) Xác định các đối tượng tắc kè cần ưu tiên bảo tồn. (3) Xác định các hoạt động cần ưu tiên bảo tồn.

Những luận điểm mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án: Ghi nhận 28 loài Tắc kè ở khu vực nghiên cứu. Công bố 6 loài mới cho khoa học, ghi nhận phân bố mới 02 loài cho tỉnh U Đôm Xay. Mô tả đặc điểm hình thái đặc trưng cho 28 loài thu được mẫu và bổ sung dẫn liệu khoa học về phân bố của các loài Tắc kè ở khu vực nghiên cứu. Cung cấp dẫn liệu đầu tiên về quan hệ di truyền của 3 giống trong họ Tắc kè. Đánh giá được mức độ tương đồng thành phần loài Tắc kè giữa các địa điểm nghiên cứu và đặc điểm phân bố của các loài Tắc kè theo sinh cảnh, độ cao và vị trí bắt gặp. Đánh giá được hiện trạng, mối đe dọa và đề xuất giải pháp bảo tồn Tắc kè ở khu vực núi đá vôi của Lào.

Một số hình ảnh buổi bảo vệ luận án

PGS.TS. Đồng Thanh Hải – Chủ tịch Hội đồng điều hành buổi bảo vệ

Nghiên cứu sinh NCS Saly Sitthivong tự tin trình bày luận án trước Hội đồng

PGS.TS. Lê Bảo Thanh – Thư ký hội đồng đọc bản nhận xét của các nhà nghiên cứu khoa học

Ban Giám hiệu Trường ĐHLN tặng hoa chúc mừng NCS

Ông Dai LATTANAPHAYVANH – Bí thư thứ Nhất, Đại sứ quán Lào tại Việt Nam phát biểu và tặng hoa chúc mừng NCS

Hội đồng đánh giá luận án chúc mừng NCS