Tham dự Hội thảo có TS. Đặng Thị Hương – Văn phòng Các chương trình Khoa học Công nghệ Quốc gia, Bộ KH&CN; TS. Trương Tất Đơ – Tổng Cục Lâm nghiệp Việt Nam, Bộ NN&PTNT; Đại diện Sở NN&PTNT Hà Tĩnh; Các nhà khoa học, nhà quản lý đến từ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Hội Khoa học Lâm nghiệp, Hội Trầm hương Việt Nam, đại diện một số công ty, doanh nghiệp. Về phía Trường Đại học Lâm nghiệp có GS.TS. Phạm Văn Chương – Phó Hiệu trưởng; Các nhà khoa học, giảng viên một số đơn vị; các thành viên trong nhóm nghiên cứu.
GS.TS. Phạm Văn Chương – Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu
Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS.TS. Phạm Văn Chương – Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu chào mừng các chuyên gia, nhà khoa học, các đại biểu đại diện các cơ quan, doanh nghiệp đã tới tham dự, chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo. GS nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm trầm hương Việt Nam, từ đó làm cơ sở khoa học trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm trầm hương tại Việt Nam. Lãnh đạo Nhà trường mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học, các đại biểu tham dự sẽ cùng nhau trao đổi, đưa ra những ý kiến đề xuất về các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm, từ đó xây dựng thương hiệu, hướng tới phát triển bền vững trầm hương Việt Nam.
Một số tham luận tại Hội thảo
Hội thảo đã nghe các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân trình bày nghiên cứu và đưa ra các tiêu chí về sản phẩm trầm hương, phương pháp xác định tiêu chí, thị trường trầm hương ở Việt Nam và trên Thế giới, cách đánh giá chất lượng trầm hương, phương pháp xác định nguồn gốc trầm hương, chứng chỉ quản lý rừng bền vững, chứng chỉ chuỗi sản phẩm (PM/CoC) và vấn đề thương hiệu trầm hương Việt Nam…
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm