Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài cấp Nhà nước thuộc chương trình Tây Bắc “Nghiên cứu xây dựng các mô hình phát triển bền vững lưu vực sông Đà”, mã số: KHCN-TB.22C/13-18

Sáng 03/9/2019, tại Trường Đại học Lâm nghiệp (ĐHLN) đã diễn ra buổi họp nghiệm thu cấp cơ sở cho đề tài “Nghiên cứu xây dựng các mô hình phát triển bền vững lưu vực sông Đà”, Mã số: KHCN-TB.22C/13-18 thuộc Chương trình Khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2013-2018 “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” do GS.TS Trần Văn Chứ làm chủ trì.

Tham dự buổi nghiệm thu, về phía Trường ĐHLN có PGS.TS Bùi Thế Đồi – Phó Hiệu trưởng; PGS.TS Vũ Huy Đại, Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ. Về phía Văn phòng Chương trình Tây Bắc có Ông Đỗ Lệnh Duy, cán bộ VP Chương trình Tây Bắc; về phía Đề tài KHCN-TB.22C/13-18 có Ban chủ nhiệm và các thành viên tham gia đề tài cùng tham dự.

Hội đồng đánh giá gồm có 07/07 thành viên:

STT

Họ và tên

Thành viên Hội đồng

Chức trách trong

Hội đồng

Đơn vị công tác

1

GS.TS Trần Hữu Viên

Chủ tịch HĐ

Trường Đại học Lâm nghiệp

2

GS.TS Trương Quang Học

Phó Chủ tịch HĐ

Viện Tài nguyên và Môi trường, ĐHQG Hà Nội

3

PGS.TS Lưu Thế Anh

Phản biện1

Viện Tài nguyên và Môi trường, ĐHQG Hà Nội

4

PGS.TS Đỗ Anh Tuân

Phản biện 2

Trường Đại học Lâm nghiệp

5

TS Nguyễn Bá Long

Ủy viên

Trường Đại học Lâm nghiệp

6

PGS.TS Nguyễn Hải Hòa

Uỷ viên

Trường Đại học Lâm nghiệp

7

TS Trịnh Quang Thoại

Uỷ viên

Trường Đại học Lâm nghiệp

Tại buổi nghiệm thu, toàn thể Hội đồng đã nghe đại diện Ban chủ nhiệm đề tài trình bày tóm tắt các kết quả chính của đề tài sau hơn 2 năm thực hiện tại các tỉnh vùng núi Tây Bắc thuộc lưu vực sông Đà. Hội đồng đánh giá cao những đóng góp cả về lý luận và thực tiễn mà Đề tài đã mang lại, trong đó có những đóng góp quan trọng gồm:

+ Hoàn thiện được 3 mô hình thí điểm phát triển bền vững và chống chịu với biến đổi khí hậu, đó là Mô hình Nông Lâm kết hợp tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình; Mô hình Nông  – Lâm – Dịch vụ tại huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên và mô hình Nông – Lâm – Du lịch tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

+ Xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá các mô hình sinh kế bền vững lưu vực sông Đà

+ Đề xuất được các giải pháp góp phần quản lý và thúc đẩy phát triển các mô hình sinh kế bền vững, có khả năng thích ứng, chống chịu với biến đổi khí hậu.

Đề tài đã công bố nhiều công trình khoa học có ý nghĩa như: 02 bài báo quốc tế, 03 bài báo trong nước, hướng dẫn 04 Thạc sĩ, 01 Nghiên cứu sinh; in ấn các tài liệu có giá trị trong đó có  05 tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loài cây có giá trị kinh tế cao như: Trám đen ghép, Giổi xanh ghép, Táo mèo (Sơn tra) Mỡ và Nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch quả và sơ chế hạt cây Mắc ca, các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật này đã được chuyển giao cho địa phương sử dụng.

Hội đồng đã công tâm, nghiêm túc đánh giá nhận xét về Báo cáo tổng kết và các sản phẩm của Đề tài, 07/07 thành viên Hội đồng đều đánh giá cao những cố gắng của nhóm nghiên cứu, kết quả của đề tài đạt yêu cầu về chuyên môn và có khả năng ứng dụng thực tiễn tại địa bàn các tỉnh tây Bắc.

Một số hình ảnh tại buổi nghiệm thu

Toàn cảnh buổi nghiệm thu

Hội đồng đánh giá và Ban chủ nhiệm đề tài chụp ảnh Lưu niệm tại ĐHLN