06 ý tưởng xuất sắc vào dự thi chung kết Khởi nghiệp Lâm nghiệp năm 2019

Hưởng ứng phong trào khởi nghiệp quốc gia, sau nhiều năm tham dự và trực tiếp tổ chức Khởi nghiệp Lâm nghiệp đã được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Tiếp nối những thành công đó, Trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức Cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp Lâm nghiệp 2019 vào sáng thứ bảy 19/10/2019 với sự hỗ trợ của Ban Tổ chức Chương trình khởi nghiệp Quốc gia, Báo diễn đàn doanh nghiệp – VCCI và các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Cuộc thi được tổ chức nhằm kích thích tính sáng tạo, tư duy năng động, truyền nguồn cảm hứng, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp kinh doanh, hình thành kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên – thanh niên trong ngành Nông – Lâm nghiệp. Thông qua việc lập các dự án Khởi sự doanh nghiệp, tìm hiểu về kinh doanh, các bạn trẻ sẽ đúc rút những kinh nghiệm, kiến thức về kinh doanh. Quan trọng hơn, khi tham gia cuộc thi này các dự án khả thi sẽ được tư vấn hoàn thiện, kết nối với các nhà đầu tư cho dự án và hỗ trợ thành lập doanh nghiệp.

Qua thời gian 5 tháng phát động cuộc thi từ tháng 3 đến tháng 8/2019, Ban tổ chức đã tiếp nhận 14 ý tưởng dự án dự thi của các Khoa Viện của Nhà trường ở các lĩnh vực khác nhau như: lâm nghiệp, nông nghiệp, giống và công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ chế biến lâm sản, sản xuất kinh doanh,…. Trải qua vòng sơ khảo ngày 12/10/2019, Hội đồng chuyên môn đã đánh giá cho điểm các dự án dựa trên báo cáo dự án và bài thuyết trình các ý tưởng dự án, từ đó 6 ý tưởng dự án xuất sắc nhất đã được lựa chọn để tham dự vòng chung kết ngày 19/10/2019.

Thông tin 06 dự án suất xắc tham dự vòng chung kết

T

T

Tên dự án

Thành viên dự án

Đơn vị

Cố vấn

Nội dung chính, tính khả thi của dự án

1

Mỹ phẩm từ Trầm hương Việt Nam (Vietnamese agarwoods cosmestics )

Trần Thị Thu Hồng

Vũ Thị Mai

Trần Phương Thảo

 

Viện CNSH

TS. Nguyễn Thị Hồng Gấm

ThS. Hoàng Thị Kim Oanh

 

Tinh dầu trầm hương tạo ra các loại mỹ phẩm có tác dụng làm liền sẹo, trắng da, giữ ẩm, chống lão hoá, trị nám, tàn nhang. Trầm hương là loài cây lâm sản ngoài gỗ, sau khi đã kích thích tạo trầm sẽ có giá trị rất cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm trầm hương chủ yếu được tạo ra ở dạng thô nên chưa phát huy hết giá trị của trầm hương.

2

Sản xuất và kinh doanh giống Tùng La Hán huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

 

Lê Minh Thư

Nguyễn Văn Hiếu

Trần Thu Hà

 

 

Viện

QLĐĐ&PTNT

 

Cây Tùng La Hán là loài cây đặc hữu của dãy Hoàng Liên Sơn và đảo Cô Tô. Quả cây Tùng La Hán có hình dáng giống như những pho tượng La Hán, trồng làm cây cảnh, làm bon sai. Số lượng cây tự nhiên hiện nay còn rất ít, nhu cầu cần cho trang trí sân vườn, khu đô thị, chung cư ngày càng tăng hơn nữa việc nhân giống để bảo tồn rất có ý nghĩa, và nó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao khi nó có thể thay thế cho những cây tùng la hán Nhật (đang được kinh doanh nhiều ở VN)

3

Bóng đèn chữa cháy

Cao Xuân Ninh

Dương Thành Duy

Hồ Vỹ

Đặng Văn Dũng

 

 

 

Khoa Lâm học

ThS.Trần Thị Yến

TS. Đặng Thị Hoa

Là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam, được làm thành sản phẩm có kích thước đa dạng, màu sắc tuỳ ý, sử dụng làm vật trang trí và đặc biệt là để chữa cháy.

4

Chế biến các sản phẩm từ dứa

Đặng Phương Nam

Đặng Thị Thu Quyên

Nguyễn Văn Hiểu

Trần Thu Hà

 

 

Viện

QLĐĐ&PTNT

TS. Nguyễn Đình Hải

 

Các sản phẩm từ dứa tự nhiên, sản xuất theo công nghệ hiện đại có tính đa dạng, gần gũi với thiên nhiên và an toàn cho môi trường rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay khi lượng dứa được trồng ra ngày càng tăng, nhưng các doanh nghiệp chế biến dứa chưa nhiều dẫn đến hiện tượng thừa nguyên liệu,..

5

Hệ thống trồng rau mini công nghệ cao “Thành Đô”

Nguyễn Như Hải Trần Quỳnh Trang

Trương Thị Hà

Phạm Văn Thành

Nguyễn Văn Khánh

 

Khoa CĐCT

TS. Hoàng Sơn

ThS. Hoàng Thị Kim Oanh

Hệ thống trồng rau thuỷ canh công nghệ cao, phù hợp với không gian hẹp như chung cư, đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch, trang trí, có hệ thống tưới tự động với chi phí ban đầu không lớn nhưng hiệu quả rất rõ rệt.

6

Nhân nuôi và phát triển Cà cuống QFE

Phùng Văn Khả

Ma Đình Tú

Bùi Văn Thượng

Quách Đình Huy

Tạ Thị Chiêm

Khoa QLTNR&MT

ThS. Giang Trọng Toàn

TS. Đặng Thị Hoa

Các sản phẩm từ cà cuống đã và đang được người tiêu dùng tìm mua rất nhiều nhưng số lượng cà cuống do các cơ sở nhân nuôi còn rất hạn chế nên việc nhân nuôi cà cuống thuận lợi sẽ mang lại hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, dự án còn có ý nghĩa bảo tồn. Cà cuống là một trong những loài côn trùng được xếp vào loại quý hiếm và  là một trong

Trước khi bước vào vòng Chung kết, các nhóm tác giả đã được Ban cố vấn gồm các nhà khoa học, các chuyên gia tư vấn tổ chức tập huấn hỗ trợ chuyên môn, hướng dẫn tìm ý tưởng kinh doanh, tập huấn kỹ năng viết dự án, kỹ năng thuyết trình…

Vòng Chung kết cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp Lâm nghiệp năm 2019 được tổ chức vào sáng Thứ bảy ngày 19/10/2019 với sự tham gia của các Hiệp hội, Doanh nghiệp, Doanh nhân; Các chuyên gia về Khởi nghiệp; Thường trực Ban tổ chức khởi nghiệp quốc gia; Báo Diễn đàn doanh nghiệp; Báo Dân trí và một số Đơn vị truyền thông về Khởi nghiệp. Ban giám khảo vòng chung kết là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khởi nghiệp, giám đốc các doanh nghiệp như: Ông Nguyễn Văn Mỹ – Giảng viên cao cấp CEFE, Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia; Ông Nguyễn Kim Cường – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn NTEA Việt Nam. Ông Lương Văn Hùng – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông trại chia sẻ Sharefarm….

Chung kết cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp Lâm nghiệp 2019 không chỉ là sân chơi cho sinh viên thử sức và thể hiện năng lực bản thân trong khởi sự kinh doanh mà còn là cơ hội giúp sinh viên – thanh niên tiếp cận với các doanh nghiệp, doanh nhân để giao lưu, học hỏi chia sẻ kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội hợp tác.

1. Dự án: Mỹ phẩm từ Trầm Hương Việt Nam

2. Dự án: Sản xuất và kinh doanh giống Tùng La Hán huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

3. Dự án: Bóng đèn chữa cháy

4. Dự án: Chế biến các sản phẩm từ dứa

5. Dự án: Hệ thống trồng rau mini công nghệ cao “Thành Đô”

6. Dự án: Nhân nuôi và phát triển Cà cuống QFE