Hội thảo Bảo tồn gỗ khảo cổ

Trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng mạng lưới các trung tâm nhằm hợp tác quốc tế về bảo tồn các di sản văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản” do Cục văn hóa của chính phủ Nhật Bản tài trợ, hợp tác giữa Viện nghiên cứu di sản văn hóa quốc gia Nara – Nhật Bản và trường Đại học Lâm nghiệp, Ngày 08/8/2014 tại phòng họp C – trường Đại học Lâm nghiệp các nhà nghiên cứu Nhật Bản cùng các nhà khoa học Lâm nghiệp đã tổ chức Hội thảo Bảo tồn gỗ khảo cổ.

Tham dự Hội thảo có: Viện nghiên cứu di sản văn hóa quốc gia Nara – Nhật Bản; trường Đại học Kyoto – Nhật Bản; Trung tâm nghiên cứu Kinh Thành (Viện khoa học và xã hội Việt Nam); Trung tâm nghiên cứu bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội; Viện Khảo cổ học; Phòng KHCN&HTQT; cán bộ, giảng viên, sinh viên khoa Chế biến Lâm sản trường Đại học Lâm nghiệp.

Tại buổi Hội thảo các nhà khoa học đã trình bày 6 chuyên đề:

  1. Bảo tồn các di vật gỗ khảo cổ tại Nhật Bản (Do TS. Yohsei Kohdzuma – Nghiên cứu viên viện Nara NRICP)
  2. Kỹ thuật nhận biết gỗ mới bằng phương pháp đoán nhận hình ảnh (Do GS. Junji Sugiyama – ĐH Kyoto)
  3. Phương pháp bảo tồn tạm thời các di vật gỗ khảo cổ tại Nhật Bản (Do Ông Kazutaka Matsuda – Nghiên cứu sinh Đại học Kyoto)
  4. Đặc điểm gỗ khảo cổ tại di tích Hoàng Thành Thăng Long. Cọc gỗ tại đường nước lớn gần cổng Đoạn Môn (TS. Lê Xuân Phương – ĐH Lâm nghiệp)
  5. Một số kết quả khảo sát tại Quảng Ngãi và bãi cọc Bạch Đằng (Bà Đỗ Thị Ngọc Bích – Nghiên cứu viên – ĐH Lâm nghiệp)
  6. Di vật khảo cổ học được phát hiện tại khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long và các vẫn đề bảo tồn (Nguyễn Hồng Chi – Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long, Hà Nội)

Trong không khí cởi mở, các giảng viên và các nhà khoa học đã thảo luận sôi nổi các vấn đề được nêu ra. Các nhà khoa học đã chia sẻ nhiều thông tin, kỹ thuật về bảo tồn gỗ khảo cổ. Buổi Hội thảo đã mở ra các hướng hợp tác phát triển trong lĩnh vực bảo tồn các giá trị gỗ khảo cổ.

Một số hình ảnh tiêu biểu:

TS. Yohsei Kohdzuma – Nghiên cứu viên viện Nara NRICP trình bày chuyên đề “Bảo tồn các di vật gỗ khảo cổ tại Nhật Bản”

GS. Junji Sugiyama – ĐH Kyoto trình bày chuyên đề

“Kỹ thuật nhận biết gỗ mới bằng phương pháp đoán nhận hình”

Ông Kazutaka Matsuda – Nghiên cứu sinh Đại học Kyoto trình bày chuyên đề

“Phương pháp bảo tồn tạm thời các di vật gỗ khảo cổ tại Nhật Bản”

Nguyễn Hồng Chi – Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long, Hà Nội trình bày chuyên đề “Di vật khảo cổ học được phát hiện tại khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long và các vẫn đề bảo tồn”

TS. Lê Xuân Phương – ĐH Lâm nghiệp trình bày chuyên đề “Đặc điểm gỗ khảo cổ tại di tích Hoàng Thành Thăng Long. Cọc gỗ tại đường nước lớn gần cổng Đoạn Môn”

Bà Đỗ Thị Ngọc Bích – Nghiên cứu viên trường ĐH Lâm nghiệp trình bày chuyên đề

“Một số kết quả khảo sát tại Quảng Ngãi và bãi cọc Bạch Đằng”

Các nhà khoa học trao đổi tại Hội thảo

Các nhà khoa học Nhật Bản chụp hình lưu niệm cùng các nhà khoa học Việt Nam