Bảo vệ luận án tiến sĩ cấp nhà nước của NCS Nguyễn Quốc Trị

8h00 ngày24 tháng 9 năm 2009, tại Phòng họp201 – G2, Nhà trường tổ chức cho NCS Nguyễn Quốc Trịbảo vệ luận án cấp Nhà nước với đề tài:“Nghiên cứu tính đa dạng thực vật và sự biến đổi của thực vật theo đai cao làm cơ sở cho công tác bảo tồn ở vườn Quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai”.Chuyên ngành: Kĩ thuật lâm sinhMã số: 62. 62. 60. 01Kính mời các nhà khoa học, CBVC, HSSV và những người quan tâm đến dự

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ ĐỀ TÀI CỦA NGHIÊN CỨU SINH
 
Tên luận án: "Nghiên cứu tính đa dạng thực vật và sự biến đổi của thực vật theo đai cao làm cơ sở cho công tác bảo tồn ở VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai"

Chuyên ngành:           Kỹ thuật Lâm sinh               Mã số: 62 62 60 01

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Quốc Trị

Họ và tên cán bộ hướng dẫn: GS. TSKH Nguyễn Nghĩa Thìn

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp

Tóm tắt những kết luận mới của luận án:

1. Đa dạng hệ thực vật:

                VQG Hoàng Liên chỉ có 9% diện tích rừng đặc dụng của cả nước nhưng có tới 2432 loài thuộc 898 chi, 209 họ thuộc 6 ngành, chiếm 22,99% tổng số loài của  toàn hệ thực vật.  Có thể khẳng định dây chính là trung tâm đa dạng thực vật  nhất của Việt Nam 

                Về mặt địa lý thực vật, yếu tố nhiệt đới châu Á chiếm 81,09%, yếu tố đặc hữu cũng chiếm tới 23,12%. Đây rõ ràng là một hệ thực vật nhiệt đới mặc dù phần lớn diện tích trên các độ cao núi thấp và núi cao.

                Là trung tâm cây có ích, cây quí hiếm và cây đặc hữu: có 1053 loài cây có ích chiếm 43,3% tổng số loài của hệ thực vật Hoàng Liên;  có 76 loài được  theo Sách Đỏ Việt Nam, 23 loài theo IUCN 2000; 30 loài theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP và có 122 loài đặc hữu hẹp. Qua đó cho thấy Hoàng Liên là trung tâm của nhiều loài có ích, đặc hữu và quý hiếm.

2. Đa dạng thảm thực vật:  Do có sự chênh lệch lớn về mặt địa hình so với toàn quốc, cho nên VQG Hoàng Liên là nơi khá đa dạng về các kiểu thảm thực vật so với các nơi khác của Việt Nam. Theo hệ thống phân loại của UNESCO (1973) có 8 nhóm quần hệ, 13 quần hệ, 7 phân lớp quần hệ thuộc 4 lớp quần hệ.

3. Sự biến đổi thực vật theo đai độ cao: Căn cứ trên thành phần thực vật của từng đai đã khẳng định  được ở độ cao 2000 m là ranh giới để phân biệt thảm thực vật theo đai thấp và đai cao (khác với ranh giới của Thái Văn Trừng là 1800 m còn Vũ Tự Lập là 2600m)

4. Nguy cơ gây suy giảm  đa dạng thực vật: VQG  Hoàng Liên có nguy cơ gây suy giảm tính đa dạng thực vật  rất cao (13 nguy cơ), chủ yếu do tác động của  người dân trong vùng đệm và vùng lõi, vì đời sống của họ rất khó khăn, trình độ dân trí thấp; đồng thời cơ sở vật chất bảo vệ rừng còn rất thiếu thốn,…

5.  Giải pháp để  giảm thiểu các nguy cơ gây suy giảm tính đa dạng thực vật ở VQG Hoàng Liên là: Nâng cao nhận thức về bảo vệ ĐDSH cho cộng đồng sống; phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng; tăng cường cơ sở vật chất bảo vệ rừng,…